Mở rộng cơ chế phát hiện đối tượng tham nhũng khi tố cáo bằng thư điện tử, tin nhắn

Theo luật sư Lê Văn Thiệp - Trưởng văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn luật sư Hà Nội, việc tố cáo bằng thư điện tử, tin nhắn là rất nên ủng hộ. Khi tố cáo bằng hình thức này có thể bảo vệ được danh tính người tố cáo.

mo rong co che phat hien doi tuong tham nhung khi to cao bang thu dien tu tin nhan
Nhiều ý kiến cho rằng tố cáo qua thư điện tử là rất tốt. Ảnh minh họa. TL

Ngoài ra, mở rộng cơ chế phát hiện tội phạm, đối tượng tham nhũng.

Hôm qua (8.11), Quốc hội đã thảo luận tổ về dự án Luật tố cáo sửa đổi. Liên quan đến hình thức tố cáo, dự thảo luật lần này chỉ quy định hai hình thức tố cáo trực tiếp và tố cáo bằng đơn thư. Riêng hình thức tố cáo bằng thư điện tử - email, tin nhắn, mạng xã hội… không được đưa vào dự luật. Cũng từ vấn đề này đã có nhiều ý kiến.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng đang ở thời đại công nghệ 4.0, việc tố cáo qua thư điện tử, tin nhắn… không thể “đặt ra bên ngoài” luật.

Cùng quan điểm, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nêu quan điểm: “Cái gì cũng có hai mặt, trên thực tế ta khai thác chính quyền điện tử ở nhiều mặt, nếu ta không sử dụng các công cụ này để phục vụ cho tất cả hoạt động của chính quyền, Nhà nước và người dân thì nó lại là vấn đề không bình thường”.

Theo đó, ông Chính ủng hộ quan điểm đưa hình thức tố cáo bằng tin nhắn, thư điện tử vào luật. Vì việc nhắn tin, thường người đứng đắn bao giờ cũng có đăng ký đàng hoàng, xác minh rất dễ.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi Lao Động, luật sư Lê Văn Thiệp - Trưởng văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết, hiện nay cơ chế xử lý, khung pháp luật đã có rồi giờ tạo cơ chế phát hiện nữa là quá tốt. Đây là cơ chế phát hiện tội phạm, phát hiện đối tượng, hành vi tham nhũng.

Ngoài ra, theo luật sư Thiệp nếu tố cáo qua hình thức này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho người tố cáo, tránh để lại danh tính. Vì hiện nay, chưa có quy định để bảo vệ người tố cáo.

Khi tố cáo qua tin nhắn hay thư điện tử về hành vi tham nhũng, đối tượng tham nhũng thì từ đó cơ quan chức năng có điều kiện, quyền năng để xác minh thông tin. Sau khi xác minh xong, đơn vị này sẽ có đủ thông tin để xử lý.

Theo luật sư Thiệp, về xử lý thì có hai mặt. Một mặt là bảo vệ tài sản của nhà nước, bảo vệ kỷ cương pháp luật. Tuy nhiên, mặt thứ hai nếu thông tin tố cáo đó không chính xác hoặc chưa đầy đủ thì bảo vệ được uy tín của cán bộ.

Luật sư Thiệp cho rằng, thông thường người dân không thể đưa ra hay dựng một câu chuyện để tố cáo làm gì. Bởi trong quá trình tố giác có thể liên quan đến số điện thoại, địa chỉ IP của máy tính.

“Để người dân được tố cáo qua tin nhắn hay thư điện tử là tạo điều kiện tốt nhất cho người dân một cơ chế phát hiện”, luật sư Thiệp khẳng định.

mo rong co che phat hien doi tuong tham nhung khi to cao bang thu dien tu tin nhan Bịt đường quan tham \'hạ cánh an toàn\'

Ngày 8.11, thảo luận tại tổ về dự luật Tố cáo (sửa đổi), đa số đại biểu Quốc hội ủng hộ quy định tiếp nhận ...

mo rong co che phat hien doi tuong tham nhung khi to cao bang thu dien tu tin nhan Diệt virus tham nhũng

Đề xuất của một đại biểu Quốc hội về việc đổi giờ làm việc, cụ thể là giờ buổi sáng sẽ bắt đầu muộn hơn, ...

http://laodong.vn/xa-hoi/mo-rong-co-che-phat-hien-doi-tuong-tham-nhung-khi-to-cao-bang-thu-dien-tu-tin-nhan-575146.ldo

/ Cao Nguyên/Báo Lao động