Mắc nhiều bệnh cực nguy hiểm từ quần áo

Nhiều cuộc khảo sát đã phát hiện vài trường hợp người tiêu dùng bị viêm da do tiếp xúc vì mặc quần áo với các triệu chứng dễ nhận diện như da bị ngứa ngáy, phát ban và nổi mụn rộp.
 

Nhiều loại hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư ở con người có trong các sản phẩm vải vóc được Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cảnh báo chính là các chất PFC (perfluorinated chemicals), bao gồm chất phụ gia không dính Teflon.

Những hóa chất này được ngành công nghiệp dệt may ưa chuộng bởi chúng giúp cho các chất liệu vải gia tăng độ bền và không bị nhăn. Hầu hết các loại vải vóc và quần áo không nhăn đều có chứa PFC.

Không chỉ có chất PFC, các chất độc hại trong vải vóc, quần áo còn có thể gây cho người mặc bị dị ứng.

Nhiều loại hóa chất làm tăng nguy cơ ung thư ở vải vóc

Dị ứng cao su

Cao su trong quần áo là nguyên nhân phổ biến khác gây dị ứng. Ban đỏ xung quanh thắt lưng, cổ tay và mắt cá có thể là những vị trí gợi ý sự xuất hiện của dị ứng với những thành phần của cao sụ.

Có một số loại cao su khác nhau có thể gay viêm da dị ứng; những loại này bao gồm :cao su đen, carba, mercapto, thiuram, và mercaptobenzothiazole.

Dị ứng niken

Có thể nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ưng quần áp là do viêm da tiếp xúc từ niken. Niken có thể tìm thấy trong khóa quần (đặc biệt là quần jean), váy và áo khoác cũng như thắt lưng và những phụ kiện khác. Nốt ban ngứa xuất hiện xung quanh rốn thường do dị ứng niken ở quân áo.

Theo thống kê ở Hoa Kỳ, dị ứng nickel có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. 16% nam giới và 36% nữ giới dưới 18 tuổi trong dân số Mỹ dị ứng với kim loại này.

Một khi đã xuất hiện, tình trạng dị ứng nickel sẽ không biến mất. Cách tốt nhất để phòng ngừa chính là tránh xa những vật dụng và thực phẩm có chứa nickel.

Dị ứng formaldehyde

Một hóa chất gây ung thư khác đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại sản phẩm thời trang và vật dụng hàng ngày là formaldehyde. Tương tự như PFC, formaldehyde giúp cho vải vóc luôn phẳng phiu trước các tác động cơ học. Không có chất này, quần áo dễ bị biến dạng, nhăn nhúm và mất đi phom dáng ban đầu.

Nhiều cuộc khảo sát đã phát hiện vài trường hợp người tiêu dùng bị viêm da do tiếp xúc (contact dermatitis) vì mặc quần áo được làm từ các loại vải không nhăn chứa formaldehyde, với các triệu chứng dễ nhận diện như da bị ngứa ngáy, phát ban và nổi mụn rộp.

Chất nhuộm

Một số loại thuốc nhuộm trong quần áo có thể gây viêm da tiếp xúc. Xanh tán xạ 106 là chất nhuộm xanh được sử dụng với quần áo màu xanh thẫm, nâu, đen, tím và xanh lá. Vì chất này liên quan đến phenulenediamine, nó có thể gây dị ứng với những người bị dị ứng với nhuộm tóc.

Kali dichromate là chất nhuộm được sử dụng để tạo sợi dệt và hồ bơi có sắc xanh. Nó được biết đến là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, đặc biệt là những người làm việc với đồ da, sơn và xi măng. Cuối cùng coban là loại chất nhuộm khác tạo màu xanh sáng hoặc màu sắc cơ bản. Coban cũng được xem là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, đặc biệt ở những người dị ứng với niken.

Với những người dị ứng với niken nên tránh những loại quần áo có khóa kim loại, khuy, hoặc dùng loại có nhựa thay thế. Bọc khóa kim loại ở trên quần jean lại với một mảnh nhựa để giúp chúng không cọ xát vào da bụng.

Những người dị ứng với cao su nên tránh những quần áo có đai chun giãn, và loại bỏ/thay thế với dây rút.

Formaldehyde trong quần áo có thể được tránh bằng giặt quần áo trước khi mặc, cũng như không mặc quần áo không nhăn, không giặt là.

Với những người dị ứng phẩm nhuộm nên giặt quần áo để loại bỏ những phẩm nhuộm. Tránh những quần áo màu đậm và thay bằng những quần áo sáng màu sẽ tránh những loại phẩm nhuộm thường gây viêm da tiếp xúc thường gặp.

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/mac-nhieu-benh-cuc-nguy-hiem-tu-quan-ao-396159.html

/ Theo PV/Vietnamnet