Lối đi biên giới mới nhiều khả năng được sử dụng để “làm giảm bớt các vấn đề trong tương lai, như hậu cần hay kỹ thuật, có thể phá hỏng các kết nối đường sắt của Triều Tiên”, Anthony Rinna, một nhà phân tích nhận định.
Triều Tiên chia sẻ đường biên giới chung với 3 quốc gia là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga, trong đó đường biên giới với Nga chỉ kéo dài 17 km và chạy dọc theo sông Đồ Môn.
Hiện chỉ có một lối qua lại duy nhất giữa Nga và Triều Tiên với tên gọi “cầu Hữu nghị”. Cây cầu này được mở từ năm 1959 và là tuyến đường kết nối hệ thống đường sắt của hai quốc gia láng giềng.
Trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang có dấu hiệu hạ nhiệt và các cuộc gặp cấp cao giữa các nhà lãnh đạo Mỹ, Hàn, Triều Tiên dự kiến diễn ra trong 2 tháng tới, một phái đoàn Nga trong tuần này đã tới Triều Tiên để thảo luận kế hoạch mở thêm một cây cầu mới giữa hai nước.
Mặc dù kế hoạch này dường như mới ở giai đoạn đầu, nhưng đây là dấu hiệu cho thấy cả Nga và Triều Tiên đều đang tìm cách tăng cường hoạt động giao thương giữa lúc các lệnh trừng phạt quốc tế ngày càng được gia tăng để gây sức ép với Bình Nhưỡng.
Theo Washington Post, cả Nga và Triều Tiên từ lâu đã tính đến việc mở một tuyến đường cho phép các phương tiện của hai nước di chuyển qua lại mà không cần đi đường vòng, vốn mất nhiều thời gian, qua Trung Quốc.
Bộ Phát triển Viễn Đông Nga ngày 21/3 thông báo Moscow và Bình Nhưỡng đã thiết lập một nhóm công tác để thảo luận về việc thiết lập cây cầu mới.
Nga và Triều Tiên đã thảo luận về kế hoạch mở thêm một cây cầu mới giữa hai nước.
“Có 23 trạm kiểm soát xe cơ giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc, mà giữa Triều Tiên và Nga lại không có bất kỳ trạm nào,” ông Ro Tu Choi, một quan chức của Triều Tiên phát biểu trong cuộc gặp gỡ.
“Hiện tại, khi nhập khẩu hàng hóa từ vùng Viễn đông của Nga, chúng không đi qua biên giới với Nga, mà lại qua Trung Quốc. Điều này khiến quãng đường bị kéo dài ra rất nhiều”, ông Ro Tu Choi cho biết.
Lối đi biên giới mới nhiều khả năng được sử dụng để “làm giảm bớt các vấn đề trong tương lai, như hậu cần hay kỹ thuật, có thể phá hỏng các kết nối đường sắt của Triều Tiên”, Anthony Rinna, một nhà phân tích chính sách đối ngoại Nga tại Đông Á nhận định với NK News.
Trong khi đó Benjamin Katzeff Silberstein, một học giả của viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Philadelphia, Mỹ cho rằng, cây cầu mới sẽ mang ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn là giá trị kinh tế.
Thương mại giữa Nga và Triều Tiên là không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do các lệnh cấm vận của Liên hợp quốc, tuy nhiên, “có vẻ như mọi người tin rằng, về dài hạn, thương mại song phương sẽ phát triển trở lại”, chuyên gia Silberstein cho hay.
Thời chiến tranh lạnh, Liên Xô là đồng minh tài chính quan trọng nhất của Bình Nhưỡng khi chiếm tới một nửa giá trị thương mại quốc tế của Triều Tiên trong khoảng từ những năm 1970 – 1980. Sau khi Liên Xô sụp đổ, cùng với việc Tổng thống Nga lúc đó là ông Boris Yeltsin ngả sang phía Seoul, quan hệ trên mới dần trở nên “xa cách”.
Tình hình bắt đầu được cải thiện kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền.
Năm 2000, ông có chuyến thăm tới Bình Nhưỡng và nhận được sự ca ngợi hết lời từ truyền thông quốc gia Triều Tiên.
Theo Giáo sư chính trị quốc tế tại đại học liên bang Viễn đông Vlapostok, Nga, Artyom Lukin, trong thời điểm hiện tại, khó có thể hình dung việc người Nga đầu tư xây dựng một chiếc cầu. “Triều Tiên sẽ hy vọng Nga cung cấp tài chính,” ông dự đoán.
Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên \'bị xóa sổ\' nếu dùng vũ khí hạt nhân
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc nói Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân nhằm vào nước này hoặc Mỹ là "tự sát" và sẽ ... |
Trung Quốc đóng cửa cầu nối Triều Tiên sau thời gian trì hoãn
Giới chức Trung Quốc đã tạm thời đóng cửa cây cầu biên giới kết nối Đan Đông ở tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc với ... |
Người đào tẩu nói về "căn bệnh ma" gần nơi Triều Tiên thử hạt nhân
Những người từng sống gần một điểm thử hạt nhân ở Triều Tiên tin rằng phóng xạ khiến họ gặp vấn đề sức khỏe nghiêm ... |