Lãnh đạo TP HCM: 'Hoạt động đòi nợ thuê rất dễ vi phạm pháp luật'

Cơ quan chức năng đã nắm được 5 băng nhóm liên quan đến 137 doanh nghiệp cầm đồ, cho vay lãi nặng rồi tổ chức đòi nợ.

Tại buổi họp báo chiều 1/10 của UBND TP HCM, Chánh văn phòng UBND thành phố Võ Văn Hoan nói, ranh giới giữa việc đòi nợ thuê đúng pháp luật và vi phạm pháp luật rất mong manh. Phía đòi nợ đe dọa, sử dụng lực lượng đông đảo tạo áp lực, dùng nhiều hình thức gây hoang mang về mặt tinh thần đối với người mang nợ.

"Ở quận Tân Bình, Tân Phú có trường hợp đòi nợ thuê xông vào nhà người khác, dàn hàng ngang, xây hàng rào, bao quanh dự án công trình. Chính quyền địa phương chưa có ứng phó kịp thời, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội", ông Hoan nhìn nhận.

TP HCM vừa kiến nghị trung ương cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, song để làm được việc này là cả một quá trình. Vì vậy, thành phố cũng kiến nghị các bộ ngành có biện pháp tăng cường quản lý bằng các quy định để có thể xử lý khi các doanh nghiệp làm sai.

lanh dao tp hcm hoat dong doi no thue rat de vi pham phap luat

Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan. Ảnh: Hữu Công

Khó xử lý kẻ cầm đầu

Thượng tá Nguyễn Quang Thắng (Phó phòng Tham mưu Công an TP HCM) cho biết thêm, dịch vụ đòi nợ thuê đang phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Hiện, Công an thành phố đã rà soát và nắm được 5 băng nhóm liên quan đến 137 doanh nghiệp cầm đồ, cho vay lãi nặng.

"Có thể xử lý các vụ việc này bằng biện pháp hành chính, hình sự, song kẻ chủ mưu đằng sau núp bóng thì rất khó xử lý. Công an các quận huyện đã được yêu cầu có biện pháp bảo vệ các nạn nhân" ông Thắng nói.

Trước đó, Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ, đưa loại hình hoạt động đòi nợ vào danh mục ngành nghề cấm kinh doanh. Nếu không thể cấm, thành phố đề nghị trung ương ban hành các quy định bắt buộc để siết chặt hoạt động, tránh tụ tập băng nhóm gây mất an ninh trật tự.

TP HCM nhận định dịch vụ đòi nợ thuê đang biến tướng, có dấu hiệu cấu kết băng nhóm gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Các công ty này thường sử dụng chiêu trò, đe dọa mang tính chất xã hội đen; trấn áp, khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ.

Chính quyền thành phố khẳng định "vay nợ" là quan hệ dân sự, hoặc hợp đồng kinh tế. Khi có tranh chấp, các bên tham gia thỏa thuận hoặc khởi kiện để tòa án giải quyết. Nhà nước còn có đầy đủ hệ thống pháp luật, cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật như tòa án, VKS, thi hành án... nên không cần có thêm loại hình đòi nợ thuê.

lanh dao tp hcm hoat dong doi no thue rat de vi pham phap luat

Thượng tá Nguyễn Quang Thắng tại buổi họp báo. Ảnh: Thiên Ngôn.

Tính đến cuối năm 2017, thành phố có 65 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tuy nhiên, chỉ có 44 công ty hoàn tất thủ tục và được cơ quan công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để hoạt động. Các công ty này vốn điều lệ lớn nhất là 200 tỷ đồng, thấp nhất là 2 tỷ đồng. Số doanh nghiệp "chui" còn lại không hoạt động tại địa điểm đã đăng ký.

lanh dao tp hcm hoat dong doi no thue rat de vi pham phap luat Cấm dịch vụ đòi nợ thuê, được không?

Cho rằng nhiều vụ đòi nợ thuê biến tướng mang tính chất “xã hội đen”, UBND TP.HCM vừa đề xuất Bộ Tài chính tham mưu ...

lanh dao tp hcm hoat dong doi no thue rat de vi pham phap luat Đòi nợ thuê phạm luật, chủ nợ vô can: Quản kiểu gì?

Đòi nợ thuê là lĩnh vực nhạy cảm, giữa chủ nợ và doanh nghiệp đòi nợ có những thỏa thuận ngầm không thể hiện trong ...

Thiên Ngôn

/ https://vnexpress.net