'Đó là những câu chuyện không hiếm và nó chính là hệ quả của lối sống giả dối, luôn che giấu sự thật, che giấu những điều xấu xa, đáng lên án...'
Khi nền kinh tế chỉ đẹp ở những con số và không có những nhân tố bứt phá mang tính bền vững, thì sự lệch pha trong phát triển kinh tế với văn hóa xã hội chính là một phần của sự bất công, bởi không phải người giàu có thành đạt nào cũng là những người giỏi giang và có đạo đức - chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Văn hóa không theo kịp kinh tế và những hệ lụy
PV: Tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước ngày 25/5, hầu hết các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều chia sẻ ấn tượng về những con số tăng trưởng GDP từ 6,8% năm 2017 đến 7,38% năm 2018.
Tuy nhiên, song song với thành tích trên, các vị ĐBQH đều bày tỏ lo ngại với nền kinh tế vẫn chủ yếu gia công, phụ thuộc vào khối FDI, đến mức "FDI hắt xì, kinh tế phát sốt". Thưa ông, việc các vấn đề tồn tại của nền kinh tế được đưa ra liên tiếp và thảo luận công khai tại nghị trường Quốc hội có nên coi là một tín hiệu tốt hay không? Ông có kỳ vọng gì từ những động thái này?
TS Nguyễn Trí Hiếu: Trước hết, tôi đánh giá cao việc đưa các vấn đề về kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội ra thảo luận công khai tại nghị trường Quốc hội. Việc đưa ra thảo luận và chấp nhận mọi ý kiến trái chiều khi thảo luận, kể cả những ý kiến ủng hộ lẫn phản đối một đề xuất hay một chủ trương nào đó của Chính phủ đang cho thấy vai trò giám sát của Quốc hội ngày càng có hiệu quả và ngày càng thực chất hơn.
Điều này cũng đặt ra yêu cầu cao hơn với mỗi đại biểu. Theo đó, ĐBQH là phải sát dân, phải nói tiếng nói của dân, chứ không thể có tình trạng một số đại biểu suốt 5 năm không một lần phát biểu, hoặc đúng cũng giơ tay, sai cũng giơ tay, không làm tròn trách nhiệm của mình trước cử tri. Vì thế, tôi luôn nhấn mạnh, việc thảo luận công khai các vấn đề kinh tế - xã hội là tín hiệu rất đáng vui mừng, cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa.
Trở lại câu chuyện luôn "nóng" tại diễn đàn các kỳ họp Quốc hội gần đây, câu hỏi trước hết mà cá nhân tôi và nhiều người đều muốn được lý giải là: Vì đâu, các ĐBQH lại muốn tranh luận công khai, sôi nổi những vấn đề về kinh tế - văn hóa - xã hội như vậy? Tôi cho rằng, điều mà các ĐBQH cũng như người dân mong đợi sau các buổi thảo luận chính là tính minh bạch trong nền kinh tế.
Khi nhìn vào những con số tăng trưởng đầy ấn tượng cùng với những nhận xét rất lạc quan như: GDP tăng trưởng mạnh từ 6,8% năm 2017 lên 7,38% năm 2018; hay GDP tăng kỷ lục, nền kinh tế vĩ mô đạt được nhiều thành tựu vượt bậc... thì rõ ràng đây là kết quả tốt, là điều mà cả nền kinh tế đều mong đợi. Nhưng vấn đề ở đây là tốc độ tăng trưởng không đi cùng với chất lượng tăng trưởng.
TS Nguyễn Trí Hiếu.
Đó là GDP tăng nhưng động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào khai thác dầu khí, than, kiều hối và đóng góp của khối doanh nghiệp FDI, đến mức nếu "FDI hắt xì thì nền kinh tế phát sốt".
Đó là thu hút, ưu đãi rất nhiều cho khu vực FDI nhưng các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam vẫn mang nặng tính gia công, gia công ở vị trí cuối chuỗi sản xuất toàn cầu và Đông Á và giá trị gia tăng rất thấp.
Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu ở ngành chế biến chế tạo đang gây ra ô nhiễm môi trường; phát triển công nghệ cao và chuyển giao công nghệ không hiệu quả; đóng góp vào ngân sách không tương xứng...
Nhìn vào những diễn biến trên thế giới gần đây, tôi cho rằng, những lo ngại trên là có cơ sở. Nền tài chính thế giới tương lai còn phải đối diện với nhiều khó khăn và nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chắc chắn cũng sẽ có nhiều biến động lớn.
Một khi nguồn vốn này tăng hoặc giảm đột ngột thì nền kinh tế Việt Nam khó tránh khỏi những khó khăn, bất ổn. Điều này được nhìn thấy rõ nhất qua sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những tháng đầu của năm 2018.
Khi VN-Index gây bất ngờ vì cán đỉnh mốc 1000 điểm trong 1 tháng, nhưng liền sau đó đã tụt xuống còn 900 điểm đã khiến cả thị trường chứng khoán mất thăng bằng.
Có lẽ, các ĐBQH cũng như cá nhân tôi đều kỳ vọng, việc đưa các vấn đề trên ra thảo luận một cách công khai sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn thẳng thắn, thực chất hơn, bên cạnh những thành tựu chúng ta đã đạt được thì chúng ta cũng cần phải thừa nhận cả những hạn chế, yếu kém mà nền kinh tế đang phải đối diện nữa.
PV: Đáng lưu ý, ngoài những lo lắng trên, một vị ĐBQH còn bày tỏ nỗi niềm trước những sự việc động trời, khó tin như một số vụ giết người gây chấn động, thuốc chữa ung thư làm từ bột than, phế phẩm cà phê nhuộm bột pin, cô giáo bắt trẻ uống nước giẻ lau...
Ông có chia sẻ với ước mơ của vị ĐBQH \'mong kinh tế phát triển như bây giờ, nhưng đạo đức xã hội thì bằng ngày xưa"? Bản thân ông có ý kiến gì về sự xuống cấp trong đạo đức xã hội, trong hành xử giữa con người với con người không?
TS Nguyễn Trí Hiếu: Có 3 vấn đề tôi muốn đề cập liên quan tới câu chuyện tăng trưởng kinh tế "nóng". Trước hết, tôi biểu dương lòng can đảm của vị ĐBQH đã dám đề cập và nêu lên một vấn đề mà cả xã hội đều bức xúc, nhưng không nhiều người dám nói và muốn nói đến.
\'Hội Thánh Đức Chúa Trời\': Tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, những cá nhân có hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự ... |
Võ không cứu được sự băng hoại đạo đức
Bệnh viện thuê võ sư dạy võ cho y-bác sĩ vì nạn côn đồ, đó là câu chuyện nghe rất hay tại Bệnh viện Đa ... |