Trong xu hướng chung, truyền thông mạng Trung Quốc thường xuyên chê bai trang bị vũ khí của các nước láng giềng như Việt Nam, Myanmar, Philippines, CHDCND Triều Tiên… là dùng nhiều đổ cổ. Tuy nhiên một bài viết mới đây của Toutiao đã tiết lộ cho biết, bản thân Trung Quốc vẫn đang còn dùng hơn 300 chiếc máy bay thuộc loại mà Việt Nam đã cho nghỉ hưu từ vài năm trước.
Bài báo của Toutiao có tiêu đề: “Nước ta vẫn còn hơn 300 chiếc máy bay thế hệ 2, vì sao chưa nghỉ hưu? chuyên gia đưa ra đáp án”.
Bài báo viết: “Chiếc máy bay mới nhất của Trung Quốc hiện nay là J-20. Đây là một trong 3 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của thế giới hiện nay cho nên nó thu hút rất nhiều sự chú ý. Tuy nhiên nhiều người không biết là Trung Quốc hiện cũng vẫn còn hơn 300 chiếc máy bay thế hệ thứ ba đồ cổ vẫn đang phục vụ. Trong số đó, chủ yếu là J-7 và J-8. Câu hỏi gây tò mò là vì sao trong khi đã chế tạo được máy bay thế hệ 5 và hiện tại các máy bay chủ lực xương sống của không quân là máy bay thế hệ 4 và 4+ như J-10 và J-15 có sức chiến đấu rất mạnh mà Trung Quốc vẫn duy trì máy bay thế hệ 2.
J-7 là sản phẩm của thập niên 1960, mô phỏng chiếc Mig-21 của Liên Xô. Đây cũng là chiếc máy bay phản lực đầu tiên của Trung Quốc có tốc độ Mach 2 (gấp 2 lần tốc độ âm thanh). Đặc điểm chủ yếu của nó thể hiện ở sự linh hoạt khi ở tầm bay cao, tốc độ cao và chi phí thấp, việc bảo trì đơn giản. Đồng thời J-7 cũng là chiếc máy bay mà Trung Quốc đã tự chế tạo, sản xuất số lượng lớn và còn xuất khẩu ra hơn 30 nước nữa.
Theo những tư liệu có liên quan đã công bố, Trung Quốc hiện tại có số lượng máy bay chiến đấu thế hệ 3 trở lên có tổng số khoảng 1300 chiếc. Con số này so với quốc tế đã là rất khá, chỉ đứng sau Mỹ. Nhưng diện tích Trung Quốc quá lớn, các vùng biên giới cũng phức tạp, chỉ dựa vào 1300 máy bay thế hệ 3 trở lên vẫn không đủ dùng. Do vậy Trung Quốc vẫn giữ một bộ phận máy bay thế hệ 2 có tính năng tương đối tốt. Những máy bay thế hệ 2 được giữ lại này chủ yếu là J-7.
Đến tận năm 2007 hoạt động sản xuất J-7 mới ngừng lại. Các máy bay J-7 của Trung Quốc đang còn dùng hiện nay là phiên bản nâng cấp cuối cùng, tuy đã lỗi thời nhưng tính năng tác chiến cũng không quá yếu. Nó có thể treo 4 quả tên lửa PL-8, có thể thực hiện nhiệm vụ đánh chặn trên không đồng thời cũng có thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Trong một số cuộc diễn tập quân sự vẫn còn có thể nhìn thấy bóng dáng của máy bay J-7, năng lực tác chiến vẫn tương đối khả quan. Nhưng chúng ta cũng biết rõ, J-7 tuy còn phục vụ nhưng về tính năng, công nghệ, năng lực tác chiến đã không thể so sánh với các máy bay tiên tiến hiện tại, việc loại biên chỉ là việc sớm muộn.
Và cuối cùng, bài báo của Toutiao kết luận rằng: “Hy vọng J-20 của nước ta có thể sớm sản xuất đại trà, sau đó có càng nhiều thêm các máy bay tiên tiến xuất hiện để thay thế vị trí của J-7, để các máy bay thế hệ 2 như J-7, J-8 nghỉ hưu”.
Vũ khí Trung Quốc \'ém hàng\' trong chiến tranh thương mại với Mỹ
Trung Quốc có thể giáng đòn thương mại bằng cách yêu cầu người dân không đến Mỹ nhưng động thái đó sẽ vấp phải nhiều ... |
\'Vũ khí\' Trung Quốc có thể sử dụng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Khách du lịch và các du học sinh Trung Quốc thường chi một số tiền không nhỏ khi đến Mỹ, đây là thứ "vũ khí" ... |
Ấn Độ khiến cả biên đội tàu Trung Quốc phải quay đầu
Theo Sputnik, Ấn Độ tin rằng chính đội tàu chiến nước này khiến cả biên đội chiến hạm Trung Quốc phải quay đầu về nước ... |