Không mở rộng thêm hình thức tố cáo qua fax, email, điện thoại: Lẽ nào thấy khó thì thoái thác!

Sáng qua (24.5), Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) và thảo luận các nội dung của dự án luật. Các đại biểu tranh luận gay gắt về việc nên hay không mở rộng các hình thức tố cáo mới qua fax, email, điện thoại…

khong mo rong them hinh thuc to cao qua fax email dien thoai le nao thay kho thi thoai thac

Chia sẻ

ĐB Nguyễn Hữu Cầu ủng hộ các hình thức tố cáo mới qua fax, email, điện thoại và cho rằng đây là các kênh thông tin hữu hiệu. Ảnh: VGP

Nhiều ý kiến cho rằng, hạn chế cách thức tố cáo mới không khác gì “be bờ đắp đập”, khiến người dân phải “đứng ngoài” cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy nhà nước.

Tăng cường công tác bảo vệ người tố cáo

Trình bày báo cáo giải trình, chỉnh lý, tiếp thu Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không nên thu hẹp đối tượng bảo vệ và nội dung bảo vệ nhằm khuyến khích người dân thực hiện quyền tố cáo và thể chế hóa chủ trương của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ người tố cáo.

Dự thảo Luật lần này đã được chỉnh lý theo hướng kế thừa một phần quy định của luật hiện hành về đối tượng và nội dung bảo vệ, bổ sung các quy định rõ ràng, cụ thể hơn trên cơ sở tương thích với quy định của pháp luật về dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, người được bảo vệ bao gồm người tố cáo; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo. Nội dung bảo vệ bao gồm bảo vệ bí mật thông tin, bảo vệ vị trí công tác, việc làm, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.

Tuy nhiên, các ĐB cũng thừa nhận việc bảo vệ người tố cáo là vấn đề rất khó, vì bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, rồi cả những người thân thích. Ở đây còn có vấn đề liên quan đến hình thức bảo vệ và phạm vi bảo vệ đến đâu vì có người nói phải mở rộng đến cả ông bà, anh em, cô dì chú bác,… của người tố cáo hoặc của vợ/chồng người đó.

Theo ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), việc người dân mong muốn sử dụng các hình thức tố cáo mới là để hạn chế “phơi bày” bản thân họ ra vì cơ chế bảo vệ của chúng ta đối với người dân chưa hoàn hảo.

khong mo rong them hinh thuc to cao qua fax email dien thoai le nao thay kho thi thoai thac
ĐB Lưu Bình Nhưỡng ủng hộ các hình thức tố cáo mới qua fax, email, điện thoại. Ảnh: Q.H

“4.0 chứ không phải 0.4”!

Trao đổi với Báo Lao Động về các hình thức mới như tố cáo qua fax, email, điện thoại,… ĐB Lưu Bình Nhưỡng hết sức ủng hộ và cho rằng khi có nhiều hình thức hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. “Chúng ta đang ở thời đại 4.0 thì bắt buộc phải tận dụng lợi thế của 4.0 chứ không thể quay về thời kỳ “0.4” được. Chúng ta đang mong muốn người dân giúp cho Nhà nước để làm trong sạch bộ máy mà bây giờ ngăn lại, be bờ đắp đập thì khác nào làm cho người dân không ủng hộ cho việc làm trong sạch bộ máy nhà nước” - ông Nhưỡng nói.

Chung quan điểm, ĐB Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An - đánh giá việc thiết kế như dự thảo là “thông minh” khi chấp nhận hai hình thức tố cáo bằng văn bản và bằng lời nói. Ông Cầu nhấn mạnh, cách đây 13 năm, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại và tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức tố cáo khác theo quy định của pháp luật. “13 năm rồi Quốc hội đã chấp nhận cái này mà công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của chúng ta còn gặp nhiều khó khăn. Tại sao lại bỏ cái này đi, tôi thấy không đúng” - ông Cầu băn khoăn.

“Ví dụ tôi đang ở TPHCM phát hiện một người thân của tôi bị một người nào đó yêu cầu đưa một khoản tiền, tôi về không kịp và chỉ có điện thoại điện đến mong các anh giúp cho cháu mà ở cơ quan công an gọi là tin báo về tội phạm, không làm là vô lý. Nếu bỏ đi sẽ mất một kênh thông tin rất quan trọng” - ông Cầu gay gắt. Cũng theo đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, để kiểm soát được quyền lực của quan chức thì vừa kiểm soát nội bộ nhưng đồng thời bên ngoài người ta cũng giám sát được, người dân và báo chí cũng giám sát được từ bên ngoài. Ông đề nghị Quốc hội giữ nguyên như dự thảo vì thiết kế như vậy là rất hợp tình hợp lý.

Không phải thấy khó thì thoái thác

Còn ĐB Trần Văn Mão cho rằng nếu mở rộng hình thức tố cáo qua điện thoại, thư điện tử sẽ dẫn đến tình trạng lợi dụng dân chủ tố cáo tràn lan, gây quá tải cho cơ quan quản lý nhà nước và yêu cầu phải đầu tư nguồn lực rất lớn. “Trong 15 năm thực hiện công tác tiếp dân tôi thấy rằng chỉ một cú điện thoại mà huy động hết cơ quan tổ chức liên quan hay một tin nhắn cũng cần thời gian dài xác minh để xác minh tố cáo đúng hay sai thì vô cùng khó khăn và tạo áp lực rất lớn, đòi hỏi đầu tư nguồn lực rất lớn để thực hiện” - ông Mão nêu quan điểm và đề nghị giữ nguyên 2 hình thức tố cáo như hiện nay (tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp) để đảm bảo tính khả thi và ràng buộc trách nhiệm các bên liên quan.

Thống nhất với ĐB Mão, ĐB Phạm Đình Cúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị chỉ quy định 2 hình thức tố cáo như hiện hành gồm bằng đơn và tố cáo trực tiếp. “Thêm hình thức tố cáo qua fax, thư điện tử có thể dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, quá tải cho cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết và việc xác định trách nhiệm người tố cáo sai sự thật”.

Tuy nhiên, ĐB Cầu giữ nguyên quan điểm, đồng thời nhấn mạnh, công chức nhà nước nếu nói sòng phẳng là ăn lương nhà nước từ thuế của dân đóng thì yêu cầu của dân phải làm. Theo ông Cầu, một người tố cáo qua điện thoại, cơ quan chức năng ghi lại và hẹn người tố cáo để họ cung cấp thông tin. Cảnh sát 113 hằng ngày nhận được nhiều thông tin và thông tin nào chính xác thì được lọc rất nhanh. “Không phải khó quá thì không làm, nếu thế thì còn nói gì nữa. Tôi nghĩ tại sao Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 tiến bộ thế mà không kế thừa mà lại bỏ đi. Tôi nghĩ để người dân thực hiện quyền Hiến định chứ không phải vì khó khăn của cơ quan quản lý nhà nước mà ta chọn việc dễ để làm, còn việc khó thì không” - vị đại biểu đoàn Nghệ An nói. Cùng quan điểm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng tố cáo qua điện thoại chính là tố cáo trực tiếp và nên ghi nhận chứ không phải thấy khó thì thoái thác.

khong mo rong them hinh thuc to cao qua fax email dien thoai le nao thay kho thi thoai thac Phụ nữ tố bị cán bộ ban nội chính đánh trong quán nhậu

Khi đến quán nhậu, giữa bà Tuyết và cán bộ Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai xảy ra mâu thuẫn. Bà này nói rằng ...

khong mo rong them hinh thuc to cao qua fax email dien thoai le nao thay kho thi thoai thac Tố cáo qua fax, thư điện tử là kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng?

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc mở rộng hình thức tố cáo bằng văn bản bao gồm bản fax và thư điện tử ...

khong mo rong them hinh thuc to cao qua fax email dien thoai le nao thay kho thi thoai thac Khởi tố vụ đánh ghen liên quan đến thượng úy công an

Sau khi nạn nhân bị đánh ghen có đơn tố cáo nhóm người đánh đập mình rồi quay clip gửi cho nhau qua mạng xã ...

khong mo rong them hinh thuc to cao qua fax email dien thoai le nao thay kho thi thoai thac Bị tố cáo đạo văn, giáo sư gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng

Giáo sư ngôn ngữ Nguyễn Đức Tồn mong muốn có cuộc thẩm tra khách quan, công bằng để kết luận ông có đạo văn của ...

khong mo rong them hinh thuc to cao qua fax email dien thoai le nao thay kho thi thoai thac Trung Quốc bị tố cáo triển khai tên lửa phòng không đến Hoàng Sa

Ảnh vệ tinh do báo Mỹ thu được cho thấy quân đội Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không đến đảo ...

/ https://laodong.vn