Bất chấp những lời cảnh báo của Mỹ, Iraq vẫn đàm phán với Nga việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Sputnik dẫn lời Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari cho biết, Iraq đang đàm phán việc mua từ Nga hệ thống tên lửa phòng không S-400. Trở ngại ở đây là những biện pháp trừng phạt có thể xuất phát từ phía Hoa Kỳ.
Liên quan đến vấn đề này, thành viên của Ủy ban An ninh Quốc phòng của Quốc hội Iraq, Ammar Taamah cho hay: "Iraq cần mua vũ khí từ các quốc gia khác nhau để đảm bảo quốc phòng và hiệu quả chiến đấu cao nhất của quân đội.
Nếu chỉ có một nhà cung cấp vũ khí, trong trường hợp chiến tranh xâm lược chống lại Iraq, nhà cung cấp này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình và khả năng bảo vệ đất nước.
Khi quân đội có nguồn cung vũ khí từ các nước khác nhau, họ sẽ có lựa chọn phù hợp nhất trong một tình huống cụ thể. Ngoài ra, với sự cạnh tranh, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những điều kiện và giá cả tốt nhất.
Mỗi quốc gia đều có những quyết định riêng trong vấn đề mục tiêu, an ninh và chính sách chiến lược. Đôi khi tôi được biết người ta có đưa ra một số lời khuyên về những vấn đề này cho Iraq. Tuy nhiên, Baghdad chỉ đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia."
Iraq vẫn muốn mua hệ thống S-400 của Nga. |
Ông Ammar Taama nói thêm: "Rất nhiều người trong và ngoài khu vực đang chống lại việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không Nga. Động cơ của họ thật dễ hiểu: Iraq đã trở nên mạnh mẽ hơn kể từ khi giành chiến thắng trước IS, sức mạnh và ảnh hưởng của Iraq trong khu vực đang tăng lên.
Do đó, câu hỏi đặt ra là ai và làm thế nào có thể tạo ảnh hưởng lên Iraq, chúng tôi sẽ mạnh mẽ đến đâu để từ chối điều đó. Đây là một khía cạnh trong vấn đề khu vực. Mặt khác chúng ta thấy trong sự cạnh tranh giữa vũ khí Nga và Mỹ, đó là một vấn đề hiện diện chiến lược của những nước này trong khu vực và tác động của họ lên tình hình ở Trung Đông."
Theo thành viên của Ủy ban An ninh Quốc phòng Quốc hội Iraq này, những nghị sĩ quốc hội Iraq ủng hộ việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh chiến lược đất nước.
Trước đó, nói về thỏa thuận có thể có giữa Iraq và Nga về hệ thống S-400, người đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Mỹ - Heather Nauert cho biết, Washington đã cảnh báo Baghdad và các nước khác về những hậu quả pháp lý có thể liên quan đến Đạo luật mới thông qua "Chống những đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt" (CAATSA).
Song song đó, Washington đang cố gắng thuyết phục các nước Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi từ bỏ việc mua thiết bị quân sự, vũ khí Nga, và hứa sẽ bù đắp bằng các sản phẩm thích hợp của họ.
Về phần minh, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Ngành công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga là sự cạnh tranh không lành mạnh và vô đạo đức, cố gắng đẩy Nga ra khỏi thị trường bằng các biện pháp không chính đáng.
Ấn Độ nhận phiên bản hạt nhân của BrahMos-A Theo Sputnik, Không quân Ấn Độ sắp nhận những tên lửa hành trình BrahMos A - phiên bản mang đầu đạn đặc biệt ngay trong ... |
Mỹ đổ núi tiền khi Nga công bố vũ khí siêu thanh Theo RT, ngay khi Tổng thống Putin công bố thành tựu trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, Mỹ đã quyết định tăng mạnh ngân ... |