Hậu quả khi SM-3 Block IIA tiếp tục đánh chặn hụt

Dù Nhật và Mỹ cùng đổ tiền phát triển SM-3 Block IIA nhưng do liên tiếp thất bại nên Tokyo đã có quyết định của riêng mình.

Hãng Sputnik dẫn nguồn tin từ Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, ngày 31/1, cơ quan này đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3 Block IIA do Mỹ và Nhật Bản cùng đầu tư phát triển.

Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm đã không như kỳ vọng khi SM-3 Block IIA đã không đánh chặn được tên lửa mục tiêu phóng từ máy bay dù quỹ đạo của tên lửa này đã được thông báo trước.

Theo những thông tin được MDA công khai cho thấy, tính đến nay, tên lửa SM-3 Block IIA đã thử nghiệm 4 lần nhưng chỉ 1 lần trong số đó tên lửa đánh chặn thành công mục tiêu.

hau qua khi sm 3 block iia tiep tuc danh chan hut

Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa SM-3.

Thất bại trong các cuộc thử nghiệm này đang đe dọa nghiêm trọng đến khả năng đánh chặn tầm cao của chiến hạm Mỹ bởi theo kế hoạch trang bị được công bố, khi thử nghiệm thành công, SM-3 Block IIA sẽ được trang bị trên khoảng 100 chiến hạm Aegis của Hải quân Mỹ.

Và trong khi Mỹ đang hoang mang thì Nhật Bản đã có quyết định riêng của mình. CNN dẫn nguồn tin quân sự Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng nước này đã quyết định mua tên lửa đa nhiệm SM-6 do Mỹ sản xuất.

Khi được tiếp nhận, đạn tên lửa SM-6 sẽ được tích hợp vào hệ thống phòng thủ Aegis Ashore.

Hệ thống tên lửa này sẽ được Nhật Bản triển khai trên diện rộng trong giai đoạn năm 2023-2024. Quyết định mua sắm SM-6 được coi là bước thay đổi lớn trong kế hoạch trang bị cho lực lượng phòng thủ nước này.

Bởi theo kế hoạch trước đó, đạn tên lửa trang bị cho hệ thống Aegis Ashore là SM-3 Block IIA - sản phẩm hợp tác giữa Nhật và Mỹ. Các tên lửa SM-3 Block IIA được đánh giá là có khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có trần bay khoảng 1.000 km.

Theo giải thích của Bộ Quốc phòng Nhật, với SM-3 Block IIA những tổ hợp này không thích hợp trong nhiệm vụ ngăn chặn các đòn tấn công, sử dụng tên lửa hành trình có độ cao thấp, khó nhận biết của Trung Quốc. Vì vậy tên lửa SM-6 đã được dùng để thay thế.

Mặc dù nguyên nhân thay đổi trang bị đã được công bố nhưng theo nguồn tin CNN có được cho thấy, thất bại liên tiếp trong thử nghiệm chính là nguyên nhân khiến SM-3 Block IIA thất sủng.

Ngoài ra, CNN cho rằng, còn một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng tác động đến quyết định mua sắm của Nhật Bản đó là cùng với khả năng phòng thủ, SM-6 còn rất mạnh trong nhiệm vụ chống hạm.

Bởi theo tiết lộ của vị đại diện Tập đoàn Raytheon, để hoàn thành nhiệm vụ kép, SM-6 được tích hợp hệ thống kết nối mạng và radar dò tìm chủ động, được thiết kế để tấn công các mục tiêu ngoài tầm quan sát radar của tàu.

Sử dụng hệ thống tác chiến kiểm soát hỏa lực hỗn hợp của hải quân, một tàu chiến lớp Aegis có thể tấn công các mục tiêu ngoài đường chân trời nhờ dùng dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ máy bay cảnh báo sớm E-2D "Mắt Diều hâu" tối tân.

Phạm vi hoạt động của một radar dải tần S trên chiến hạm lớp Aegis đạt khoảng 402,3 km đối với mục tiêu bay ở độ cao 9,1 km. Trong trường hợp mục tiêu bay thấp hơn, tầm dò của radar cũng bị thu hẹp và đây chính là lúc máy bay cảnh báo sớm E-2D phát huy tác dụng. Tập đoàn Raytheon cho rằng, tầm bắn của tên lửa SM-6 còn có thể vượt qua phạm vi 402 km.

Máy bay E-2D có khả năng theo dõi những mục tiêu trên mặt nước và trên không, vì thế khi kết hợp với tên lửa SM-6, tổ hợp này sẽ giúp các tàu chiến Mỹ tấn công hiệu quả các tàu mặt nước đối phương từ ngoài đường chân trời bởi vận tốc của tên lửa lên tới 1.191 m/s.

Đầu đạn của SM-6 tương đối nhỏ, nhưng với khả năng đánh chặn được tên lửa đạn đạo, SM-6 hoàn toàn đủ sức tiêu diệt chiến hạm của đối phương chỉ sau một lần bắn trúng.

Ông Mike Campisi, giám đốc phòng thiết kế SM-6 Tập đoàn Raytheon cho biết: "Đây là một vũ khí hải đối không tuyệt vời. SM-6 là một trong những vũ khí uy lực và tiên tiến nhất của chúng tôi". Cũng theo ông, do SM-6 là tên lửa "hai trong một" nên đây là giải pháp tiết kiệm chi phí.

hau qua khi sm 3 block iia tiep tuc danh chan hut Tên lửa 10 triệu USD ở Hawaii bắn trượt mục tiêu đánh chặn

Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis lên bờ của Mỹ ở Hawaii đã không thể đánh chặn được mục tiêu mô phỏng trong lần ...

hau qua khi sm 3 block iia tiep tuc danh chan hut Nga cho Armenia và đối thủ Azerbaijan vay tiền mua vũ khí

Là 2 quốc gia được coi là đối thủ của nhau, tuy nhiên Armenia và cả Azerbaijan đều được Nga bán vũ khí với hình ...

hau qua khi sm 3 block iia tiep tuc danh chan hut Hàng chục tên lửa xuyên lục địa Triều Tiên sắp tham gia duyệt binh

Các tên lửa đạn đạo Hwasong-15 sẽ tham gia lễ duyệt binh ngày 8/2 của Triều Tiên nhằm gửi thông điệp khiến người Mỹ "run ...

Tuấn Hưng

/ http://baodatviet.vn