Không chỉ phụ huynh, mà giáo viên - những người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng Việt theo sách “Công nghệ giáo dục” - cũng có quan điểm trái chiều về tài liệu dạy học do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên.
Giúp học sinh nhanh đọc thông, viết thạo
Cô L.M (giáo viên một trường tiểu học ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) cho biết, 3 năm trước, khi mới tiếp cận tài liệu “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục”, giáo viên thấy lúng túng và khó khăn trong quá trình giảng dạy. Sau vài tháng thì quen dần và nay đã dạy thuận lợi hơn.
“Mừng nhất là kết quả thu được bất ngờ, học sinh học theo sách “Công nghệ giáo dục” tiếp thu nhanh.
Các em cũng phát âm chuẩn, nhanh, đọc to, rõ hơn so với cách dạy theo sách giáo khoa hiện hành.
Tôi nghĩ nên dạy trẻ tiếp cận ngôn ngữ theo cách dễ nhất, hiệu quả nhất, chứ không nên đặt nặng tính khoa học vào để phân tích”- cô L.M chia sẻ.
Cách đánh vần theo tài liệu "Công nghệ giáo dục".
Đồng quan điểm, thầy Lê Đức Dũng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Đường (Đồng Nai) cũng cho rằng, với trẻ lớp 1, quan trọng là đích đến, mục tiêu trẻ có thể đọc thông viết thạo, còn phương pháp có thể vận dụng linh hoạt.
“Nhiều nơi cho rằng phương pháp dạy tiếng Việt lớp 1 trong sách Công nghệ giáo dục hơi khô, nhưng lại giúp trẻ nhanh biết đọc, biết viết. Vì thế, tôi nghĩ nên chấp nhận nhiều phương pháp dạy học tiếng Việt cho trẻ lớp 1.
Đích đến của chúng ta là sau khi trẻ học xong lớp 1, đưa cho em quyển sách, hay tờ báo nào là các em có thể đánh vần và đọc được, như thế là thành công. Không nên quá cứng nhắc, ngại thay đổi mà loại bỏ phương pháp nào.
Còn với giáo viên, tôi nghĩ biết càng nhiều phương pháp càng tốt, chuyện chế biến là việc của người thầy, người cô ở trên lớp để thu được thành quả là sự tiến bộ của học trò”- thầy Dũng chia sẻ quan điểm.
Không nên cho phép song hành 2 cách đánh vần tiếng Việt
Trong khi nhiều giáo viên ca ngợi phương pháp đánh vần tiếng Việt trong tài liệu “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại là hay, giúp học sinh lớp 1 nhanh biết đọc, biết viết, không ít thầy cô lại băn khoăn khi dạy học sinh theo tài liệu này.
Một giáo viên dạy khối lớp 2 tại một trường tiểu học ở Hải Dương (xin giấu tên) chia sẻ với phóng viên câu chuyện “cười ra nước mắt” mà mình từng gặp phải:
“Trường tôi có áp dụng chương trình của GS Đại và tôi thấy thay đổi là một thử thách quá lớn, không chỉ với trẻ nhỏ mà còn với phụ huynh và cả các giáo viên khối 2, 3, 4, 5 khi các em lên lớp.
Tôi lấy ví dụ, ở trường tôi các em học lớp 1 được dạy theo sách Công nghệ giáo dục, đánh vần "k" là "cờ". Khi lên lớp 2, chúng tôi dạy theo chương trình, sách giáo khoa hiện hành. Cô đánh vần "k" là "ca" và bị học sinh phản đối cho rằng cô dạy sai, dù cô đang dạy đúng theo sách giáo khoa. Như vậy là ai sai ai đúng?!”.
Giáo viên này cho rằng Bộ GDĐT nên thống nhất phương pháp dạy tiếng Việt trong cả nước, không nên cho phép song hành 2 cách đánh vần.
GS Hồ Ngọc Đại nói gì về cách đánh vần lạ khiến phụ huynh hoang mang?
Trước ý kiến cách đánh vần lạ gây hoang mang, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng nhiều phụ huynh không can thiệp việc học của ... |
Đánh vần theo sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục khiến phụ huynh hoang mang: Tiến sĩ giáo dục lý giải thế nào?
TS Vũ Thu Hương cho rằng phương pháp học vần từ Công nghệ Giáo dục đã được thực hiện 5 năm nay, các trường áp ... |
Điểm giống và khác nhau giữa sách Công nghệ Giáo dục và chữ cái cải tiến của PGS Bùi Hiền
PGS Bùi Hiền chỉ ra điểm giống và khác nhau về cách đọc chữ giữa sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại ... |