Đây là dự đoán của PGS.TS Phan Quang Thế - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên nếu giao việc phong (Giáo sư) GS, (Phó giáo sư) PGS về các trường đại học.
Trước thực tế nhiều người làm quản lý nên sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS không còn nghiên cứu, các chuyên gia đề nghị GS, PGS phải gắn liền với hoạt động đào tạo ở trường ĐH và có nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Việc phong chức danh GS, PGS nên "trả lại" cho các trường đại học.
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT nhìn nhận việc đưa GS lên “thượng tầng kiến trúc” với chức danh mang tính quốc gia như hiện nay là không hợp lý, lẽ ra chỉ nên ở mức “hạ tầng kỹ thuật” của các trường đại học là phù hợp. Chính vì thế việc công nhận/bổ nhiệm GS là của các trường và GS là GS của một trường cụ thể. Khi chuyển đơn vị công tác, chức danh GS cũng sẽ không còn. Đơn vị mới xem xét để phong lại.
Thực tế ở nước ta, từ năm 2015, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TPHCM) gây chú ý với ý định tự công nhận và bổ nhiệm chức danh GS. Đến nay, nhà trường đang sử dụng khái niệm GS cho các chức vụ chuyên môn, gồm: GS trợ lý, GS dự bị và GS thực thụ... Khi được bổ nhiệm các chức vụ này, số lương sẽ tăng lên đáng kể. Kèm với đó là quy định bắt buộc sau một số năm nhất định không có sản phẩm khoa học theo chuẩn, nhân sự sẽ bị miễn nhiệm, trở về giảng viên bình thường.
Có lo ngại khác, PGS.TS Phan Quang Thế cho rằng: Hầu hết các trường đại học của chúng ta đều là tầm Việt Nam, chứ chưa nói đến khu vực. Nếu đưa việc phong về các trường thì chỉ sau 3 năm số lượng GS, PGS của nước ta sẽ đông nhất thế giới.
"Chỉ cần hỏi, có bao nhiêu % giảng viên của Việt Nam có thể dạy được 1 học phần bằng tiếng Anh, theo giáo trình bằng tiếng Anh là thấy rõ. Có nổi 10% không?" - ông Thế đặt câu hỏi.
Thay vào đó, ông Thế cho rằng Việt Nam cần xây dựng tiêu chuẩn phong tặng chức danh GS, PGS để tương xứng với chuẩn mực quốc tế.
GS, PGS ít nhất phải làm đảm bảo: Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thật sự, trong đó chứng chỉ tiếng Anh là quan trọng nhất. GS phải có năng lực giảng dạy trình độ đại học bằng tiếng Anh theo giáo trình tiếng Anh. Các công bố về bài báo trong nước cũng phải viết bằng tiếng Anh để thế giới có thể đánh giá thông qua việc họ có sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình.
Ngoài ra, các công trình khoa học ứng dụng phải chỉ ra được nơi ứng dụng với minh chứng sản phẩm cụ thể chứ không phải chỉ là xác nhận xong không sử dụng. Sản phẩm khoa học mô hình phải nhìn thấy được bằng mắt (quay video) chứ không phải chỉ bằng kết luận trên giấy như hiện nay.
Nhiều quan chức chưa được công nhận đạt chuẩn giáo sư
Trong 1.131 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 không có tên Bộ trưởng Y tế, ... |
Hàng loạt quan chức không còn trong danh sách được công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017
Danh sách tân giáo sư, phó giáo sư vừa công bố không có tên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Lê ... |
Lùm xùm vụ phong GS-PGS: Cần rà soát cả “Tiến sĩ tại chức”
Tại Việt Nam, bên cạnh hiện tượng nhiều quan chức cao cấp nộp hồ sơ phong GS-PGS, là hiện tượng “Tiến sĩ tại chức”, nhiều ... |
Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước: Tiếp tục làm rõ các trường hợp không đạt chuẩn
Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cho biết đang tiếp tục làm rõ các trường hợp bị phản ánh không đạt tiêu chuẩn ... |
Lãnh đạo quản lý có nên “làm” giáo sư?
Tranh luận về vấn đề lãnh đạo quản lý, bộ trưởng các bộ, ban, ngành có nên làm hồ sơ công nhận chức danh giáo ... |