Giải mã Tam quốc: Những biến cố ngoài chiến trường Quan Độ

Quan Độ là trận đại chiến mang tính chất quyết định vận mệnh thiên hạ, cho nên chiến trường không chỉ nằm ở mỗi Quan Độ, không chỉ diễn ra giữa hai tập đoàn Viên-Tào, mà còn nằm ở các địa phương khác, với sự tham gia của những thế lực khác.

giai ma tam quoc nhung bien co ngoai chien truong quan do

Không chỉ có Viên – Tào, nhiều thế lực khác cũng tham gia vào chiến dịch Quan Độ

Lưu Biểu, Lý Thông, Trương Tú và mối uy hiếp phía nam

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa (TQDN) lẫn Tam Quốc Chí (TQC) – Vũ Đế kỷ và Viên Thiệu truyện, cả La Quán Trung và Trần Thọ đều không nhắc đến sự tham gia của Lưu Biểu. Tuy nhiên, ở một số tiểu truyện khác của TQC, Lưu Biểu được gián tiếp nhắc đến như một đồng minh của Viên Thiệu. TQC – Vệ Ký truyện cho hay: “Lưu Biểu làm ngoại viện cho Thiệu”, nên Vệ Ký được lệnh đi sứ Ích châu, “lệnh cho Lưu Chương phát binh để ngăn chế quân Lưu Biểu”. Kỳ thật, chiến lược “viễn giao cận công” (xa thân gần đánh) đã được nước Tần áp dụng từ thời Chiến Quốc và đem lại những thành công rất lớn. Cho nên, không có gì ngạc nhiên khi Viên Thiệu áp dụng sách lược lôi kéo dụ dỗ với một thế lực “ở xa” là Lưu Biểu để hợp tác đánh Tào. Và đương nhiên, Tào Tháo cũng “viễn giao” với một thế lực khác là Lưu Chương để đối phó.

Vì đường sá xa xôi nên việc liên hệ với Lưu Chương không thành. Nhưng Lưu Biểu thì đã có động thái. TQC – Lý Thông truyện cho biết, trong quãng thời gian chiến dịch Quan Độ diễn ra, Lưu Biểu đã từng “ngầm chiêu dụ” Lý Thông – lúc này đang là Đô uý huyện Dương An, là một nhân vật rất quan trọng tại khu vực Nhữ Nam (sau này là Thái thú Nhữ Nam). Không chỉ có Lưu Biểu, chính Viên Thiệu cũng “phái sứ giả đến bái Thông làm Chinh nam tướng quân”. Và không chỉ có Lý Thông, Viên Thiệu còn chiêu dụ cả Trương Tú (theo TQC – Giả Hủ truyện).Rất may cho Tào Tháo là Lý Thông và Trương Tú đều cự tuyệt Viên Thiệu.

Nhưng mối lo của Tào Tháo ở mặt nam Hứa Xương không chỉ có Lưu Biểu hay Trương Tú. Bởi Viên Thiệu cuối cùng cũng đích thân ra tay.

Viên Thiệu ba lần tập kích Hứa Xương

Có một điều kỳ lạ là cả TQDN lẫn TQC – Vũ Đế kỷ đều khẳng định, Viên Thiệu không nghe theo kế của Hứa Du: chia binh cầm chân Tào quân, rồi theo lối khác đánh úp Hứa Xương. Thực tế thì Viên Thiệu không những đã chia quân tập kíchHứa Xương, mà còn làm đến ba lần.

Lần thứ nhất, người được phái đi là Lưu Bị. Lưu Bị vào giữa tháng 1.200 đã bị Tào Tháo đánh bại, phải bỏ Từ châu chạy về với Viên Thiệu. Xét lộ trình chạy đến Thanh châu gặp Viên Đàm, xong rồi về Nghiệp thành gặp Viên Thiệu, thì có thể phải đến đầu tháng 2.200 Lưu Bị mới có mặt trong trận tuyến Viên quân. TQC – Tiên chủ truyện cho biết, Lưu Bị “lưu lại đó hơn một tháng” thì “sĩ tốt thất lạc kéo tới” [3], lúc này cựu bộ Khăn Vàng ở Nhữ Nam là Lưu Tích phản Tào Tháo hướng ứng Viên Thiệu. Viên Thiệu bèn phái Lưu Bị “dẫn binh cùng với bọn Tích cướp bóc ở đất Hứa”.

Đây chính là tập kích Hứa Xương lần một, vào khoảng giữa tháng 3.200. Lần tập kích này quả là một cơ hội lớn của Viên Thiệu, vì không chỉ có Lưu Tích phản kháng ở Nhữ Nam, mà còn có “cường tặc” là Chúc Tí nổi dậy ở Ẩn Cường.

Tình cảnh này khiến cho Tào Tháo “rất lo lắng”. Lúc này có một người chia sẻ nỗi lo cho Tào Tháo, đó là Tào Nhân. Tào Nhân bình tĩnh phân tích: người ở phía nam thấy cảnh Tào quân đang nguy cấp ở Quan Độ, “về tình thế chẳng thể cứu trợlẫn nhau”, lại thêm “Lưu Bị đem binh mạnh áp sát”, thì“họ phản bội là lý đương nhiên”. Tuy nhiên Tào Nhân cũng chỉ ra điểm yếu bên Viên Thiệu:“Bị mới thống lĩnh binh của Thiệu, chưa thể dùng bọn họ ngay”, cho nên Nhân tự tin rằng “ta đánh thì sẽ phá được”.Kết quả đúng là Tào Nhân thắng, Lưu Bị chạy về với Viên Thiệu, quân Lưu Tích bị đánh tan.Tào Hồng và Từ Hoảng cũng phá được Chúc Tí.

Tào Nhân tiếp tục góp công trong việc ngăn cản cuộc tập kích lần hai của Viên quân. Lần này người lãnh binh là biệt tướng Hàn Tuân, được Viên Thiệu cử đi “cắt đứt con đường thông sang phía Tây”. Kết quả, “Nhân tập kích Tuân ở núi Kê Lạc, đại phá Tuân. Bởi thế Thiệu không dám chia quân đánh nữa”.

Lần tập kích Hứa Xương thứ ba vẫn là do Lưu Bị chỉ huy. Lần này Lưu Bị hợp tác với một cựu bộ Khăn Vàng khác là Cung Đô, mặt trận chính vẫn là Nhữ Nam. Theo TQC – Tiên chủ truyện, người ngăn chặn Lưu Bị lần này là Thái Dương, ngay lập tức bị Lưu Huyền Đức trảm thủ (trong TQDN, Thái Dương bị Quan Vũ giết, đây là chi tiết hư cấu). Tuy nhiên cùng lúc đó thì Viên Thiệu đã đại bại ở Quan Độ, cho nên chiến thắng của Lưu Bị đã mất đi ý nghĩa. Lưu Bị rút về nam theo Lưu Biểu.

giai ma tam quoc nhung bien co ngoai chien truong quan do

Phía sau Quan Độ là Hứa Xương, nơi từng bị Viên Thiệu ba lần tập kích nhưng bất thành

Tào Tháo phản kích

Viên Thiệu phái quân cướp bóc và cắt đứt đường vận lương của Tào Tháo, dĩ nhiên Tào Tháo cũng không chịu thua kém. Theo TQC – Vũ Đế kỷ, “Viên Thiệu vận mấy ngàn xe lương tới”, Tào Tháo bèn “dùng kế của Tuân Du, phái Từ Hoảng-Sử Hoán đón đánh, đại phá chúng, đốt sạch các xe lương”. Theo TQC – Vu Cấm truyện, Vu Cấm đã cùng Nhạc Tiến “dẫn năm ngàn quân bộ kỵ, đánh biệt doanh của Thiệu, từ phía tây nam Diên Tân men sông đến hai huyện Cấp và Hoạch Gia, đốt rụi hơn ba chục đồn trại, chém và bắt sống được mấy nghìn người ở mỗi huyện, thu hàng tướng của Thiệu là bọn Hà Mậu, Vương Ma hơn hai chục người”. Tào Tháo lại cử Vu Cấm “cầm riêng quân đóng trại ở huyện Nguyên Vũ, đánh biệt doanh của Thiệu ở bến Đỗ Thị, phá được”.

giai ma tam quoc nhung bien co ngoai chien truong quan do

Giả Hủ và Tuân Úc có chung ý kiến: phải dùng kỳ binh thủ thắng!

Những nỗ lực bên ngoài Quan Độ đã được hai bên cùng triển khai, Viên Thiệu vẫn thua nhiều hơn thắng, nhưng những thắng lợi của Tào Tháo cũng chưa đủ lớn để làm xoay chuyển cục diện chiến trường.

Theo thời gian, điểm yếu về tiềm lực của Tào quân dần dần lộ ra: “tuy mỗi lần giao chiến đều chém tướng địch, nhưng binh ít lương hết, sĩ tốt mỏi mệt”. Ngay cả Tào Tháo cũng có lúc nản lòng. Lúc này có hai mưu sĩ quan trọng đã khuyên nhủ Tào Tháo. Đó là Tuân Úc và Giả Hủ.

Ý kiến của hai người không hẹn mà gặp. Tuân Úc phân tích, tình thế hiện tại vẫn chưa gian nan bằng lúc Sở, Hán giao tranh ở Huỳnh Dương. Lúc đó “Lưu Bang, Hạng Vũ chẳng ai chịu lui trước”, vì“ai lui trước là ở vào thế khuất”.

Do đó Tuân Úc khuyên Tào Tháo cố cầm cự, bởi “tình thế đến lúc kiệt cùng, tất sẽ có biến”, khi đó là cơ hội để “dùng mưu lạ”. Giả Hủ nói vắn tắt hơn, rằng sở dĩ chưa thắng được Viên Thiệu là bởi Tào Tháo còn mong vào “kế sách vạn toàn”, nếu muốn thắng thì “trong lúc then chốt phải quyết đoán”. Cả hai đều cho rằng cần “quyết đoán”, bỏ đi cái “vạn toàn” để “dùng mưu lạ”, nói trắng ra là dùng kỳ binh, dùng chước hiểm để cầu thắng.

Tào Tháo đồng ý với cả hai. Ông ta đang cần một lần “tình thế có biến”, để dốc vốn mạo hiểm. May mắn làm sao, đã có người mang đến điều đó một cách rất đúng lúc.

giai ma tam quoc nhung bien co ngoai chien truong quan do Tam quốc diễn nghĩa: Bát trận đồ của Khổng Minh lợi hại tới đâu?

Bát trận đồ vốn không phải là sáng chế của riêng Gia Cát Lượng. Từ thời cổ đại, người ta đã biết bày binh bố ...

giai ma tam quoc nhung bien co ngoai chien truong quan do Tam quốc diễn nghĩa: Chỉ bởi một chữ này, Tào Tháo muôn đời xếp sau Lưu Bị

Sinh thời, Lưu Bị và Tào Tháo là những người đứng trên hai đầu chiến tuyến, cùng nhau tranh giành thiên hạ.Vậy nhưng, ngay cả ...

giai ma tam quoc nhung bien co ngoai chien truong quan do 10 tình tiết kinh điển Tam Quốc (Phần 2): 100 quân kỵ cướp doanh Tào

Trận đánh Tiêu Diêu, chuyện Cam Ninh mang 100 quân kỵ đột phá doanh trại quân Tào, Gia Cát Lượng 6 lần cất phinh chinh ...

/ http://danviet.vn