Nhu cầu đi lại lớn mà đường phố ùn tắc nên nhiều tài xế Uber, Grab lẫn taxi truyền thống không muốn nhận khách.
Từ phố Hoàng Cầu ra hồ Giảng Võ, đoạn đường khoảng 4km với mức giá taxi thông thường chị Hoài thường trả khoảng 50.000 đồng. Tuy nhiên, chiều 25 tháng Chạp, chị vừa mở cửa và bước lên xe thì tài xế taxi nói luôn, giờ tắc đường, chị phải trả 150.000 đồng, nếu không thì mời xuống xe. Hành khách chuyển sang đặt xe qua ứng dụng gọi xe nhưng mức cước cũng lên tới 80.000 đồng, với lý do nhu cầu đi lại tăng cao. Chị phải chờ đến 15 phút mới có xe đến đón nhưng cũng không còn cách nào khác.
Là người thường xuyên sử dụng dịch vụ gọi xe thông qua ứng dụng Grab hoặc Uber nhưng mấy ngày gần đây, chị Mai (Nam Từ Liêm) cũng bực mình với thái độ phục vụ của tài xế. Chị vừa bước lên taxi, tài xế đã cằn nhằn vì quãng đường đi quá ngắn, chỉ khoảng một km. Trong khi số tiền chị phải trả là 30.000 đồng cho chặng này, song tài xế vẫn kêu không muốn nhận chuyến vì đường quá tắc.
Tài xế taxi, Uber, Grab những ngày cận Tết khá kén khách. |
Khoảng 7h tối ngày 26 Tết, chị Mai gọi một cuốc xe từ Trung Văn, về sân vận động Mỹ Đình, giá cước ứng dụng báo về là 200.000 đồng cho 6km, gấp 2,5 lần so với mức cước thông thường.
Dù cước phí tăng vọt nhưng tài xế vẫn cho rằng thu nhập mình không tăng. Anh Tuyển, tài xế Grab cho biết, mấy ngày gần đây, nhu cầu gọi xe tăng cao nhưng thu nhập của anh hầu như vẫn vậy. "Số người gọi xe tăng gấp 2-3 lần, nhưng chủ yếu là các cuốc ngắn, trên các tuyến phố trung tâm, lại đi vào thời điểm đường tắc nên có những buổi sáng chạy suốt 6 giờ đồng hồ mới được 6 chuyến, mỗi chuyến chỉ 25.000-30.000 đồng. Ngồi suốt cả buổi sáng, đường thì tắc nên tiền xăng có khi còn không đủ", anh Tuyển nói.
Trong khi đó, tại Hà Nội, thời tiết lạnh nên nhu cầu di chuyển vào các buổi tối cũng tăng cao đẩy giá cước dịch vụ gọi xe có lúc nhân hơn 3 lần. Cả Grab, Uber đều lý giải việc tăng cước là do nhu cầu tăng. Dịch vụ GrabBike, cũng như chuyển hàng giá cũng nhân mức tương đương nhưng nhiều tài xế vẫn kén khách.
Gần đây, cùng với việc tăng giá cước của dịch vụ GrabBike và GrabBike Premium, Grab Việt Nam thông báo sẽ thu phụ phí cho mỗi chuyến xe của 2 dịch vụ này trong dịp Tết Nguyên đán.
Đơn vị này lý giải, việc thu phụ phí nhằm đảm bảo thu nhập đồng thời khích lệ tinh thần hoạt động trong dịp nghỉ lễ cho các đối tác tài xế, GrabBike sẽ áp dụng phụ phí trong khoảng thời gian từ 11/2 đến hết 21/2. Theo đó, từ ngày 11-14/2 (tức từ 26 - 29 Âm lịch), Grab sẽ áp dụng phụ phí 10.000 đối với các chuyến xe Grab Bike và GrabBike Premium.
Từ 14-21/2 (tức từ ngày 30 – mùng 6 Tết Âm lịch), mức phụ thu cho mỗi chuyến này lên tới 20.000 với cả 2 dịch vụ GrabBike và GrabBike Premium. "Dịch vụ GrabBike áp dụng biểu giá linh động khi nhu cầu tăng cao, dựa theo khu vực, thời điểm trong ngày", đơn vị này cho hay.
Cước phí UberMoto là 3.700 đồng mỗi km và mỗi phút sử dụng dịch vụ tính thêm 200 đồng. Đơn vị này cũng áp dụng cước phí hủy chuyến 5.000 đồng và đặt ra mức cước phí tối thiểu 10.000 đồng.
Trong khi đó, Mai Linh Bike cho biết giữ nguyên mức giá 3.700 đồng mỗi km và áp dụng thu 15% doanh thu chuyến đi đó của tài xế, thấp hơn 5% so với GrabBike.
Nhận lại 1,2 tỷ đồng để quên trên taxi
Một nữ giám đốc ở Bình Dương đã rất vui mừng khi nhận lại được 1,2 tỷ đồng bỏ quên trên taxi. |
4 vấn đề tranh cãi trong vụ Vinasun kiện Grab
Vinasun lập luận GrabTaxi lợi dụng Quyết định 24 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, ... |