F-35 không có cơ hội chơi một đấu một với S-300?

(Vũ khí) - Chuyên gia quân sự Nga cho biết, F-35 có thể phá hủy S-300 ở Syria chỉ khi đưa S-300 triển khai đơn độc ngoài sa mạc.

Chuyên gia quân sự nổi tiếng Mikhail Khadarenok trong cuộc phỏng vấn gần đây với đài phát thanh VestiFM đã đánh giá cao khả năng chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F-35 của Israel khi đối đầu với hệ thống phòng không hiện đại S-300 “Favorit” của Nga.

f 35 khong co co hoi choi mot dau mot voi s 300

F-35 không có cơ hội một đấu một với S-300 ở Syria.

Nhớ lại rằng, Israel đã tiến hành các cuộc tập trận chung với Ukraine trên lãnh thổ của nước này. Cuộc tập trận có tên là “Clear Sky-2018”.

Đây được coi là cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi Ukraine giành độc lập. Theo kế hoạch cuộc tập trận Clear Sky 2018 diễn ra từ ngày 8/10 đến 19/10 tại vùng Khmelnytsky và Vinnitsa, thuộc miền tây Ukraine.

Và trong khuôn khổ cuộc tập trận này, ngoài một phần mục tiêu chung của khối NATO đã đạt được, các phi công của Israel và các nhà phân tích của họ có cơ hội biết được nguyên tắc hoạt động của tổ hợp S-300, chúng được triển khai ở khu vực Kiev.

Từ những cơ sở này các phương tiện truyền thông Israel đã thông báo rằng, Israel đã phân tích cụ thể khả năng của chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F-35 để chống lại S-300 của Nga tại Syria.

Tuy nhiên chuyên gia của Nga Khadarenok nhận định rằng, việc phân tích của Israel không có ý nghĩa cho giả định một cuộc chiến thực sự “một đối một” giữa F-35 và S-300 có thể xảy ra ở Syria.

Tình huống như vậy khó có thể xảy ra trong thời hiện đại. Tình huống khi một chiếc máy bay tiêm kích đối mặt với một hệ thống phòng không đơn độc hiện đại là không thực tế.

Vì vậy việc phân tích một cuộc chiến để chống lại S-300 của Nga trong trường hợp này là không cần thiết.

Chuyên gia lưu ý rằng, dù chất lượng của các thiết bị trong một tổ hợp phòng thủ riêng biệt rất tốt nhưng chúng không phải để chống lại các cuộc không kích. Mà để chống lại chúng cần có một hệ thống phòng thủ đầy đủ với các khoảng phòng thủ phân tầng khác nhau.

Những hệ thống vũ khí này cùng làm việc với các hệ thống phòng không, và chúng bao gồm các máy bay tiêm kích, lực lượng kỹ thuật vô tuyến, các thiết bị tác chiến điện tử- tất cả điều này liên quan chặt chẽ với tiềm năng tấn công đáp trả máy bay ném bom, tên lửa và các phương tiện tấn công khác của kẻ thù.

Có nghĩa là khi có chiến tranh xảy ra, mọi cấp độ của một hệ thống phòng không đơn lẻ nào sẽ chỉ là một “hạt cát” trong sức mạnh quân sự của cả một quốc gia, Khadarenok nhấn mạnh.

Việc S-300 theo kịch bản bị phá hủy ở Syria bởi các máy bay F-35 chỉ có thể xảy ra nếu như người Syria quyết định rời một tổ hợp này đứng đơn lẻ giữa sa mạc, không cần các thiết bị hay hệ thống phòng thủ nào và không cần một phi hành đoàn có kinh nghiệm bảo vệ.

Trong trường hợp này, không loại trừ khả năng chiếc F-35 tàng hình của Israel có thể sẽ đạt được mục tiêu của nó.

Nhưng nếu chúng ta nói về một cuộc chiến thực tế, chiếc F-35 sẽ không có cơ hội để thực hiện theo kịch bản mà khi chúng đối đầu với các tổ hợp S-300 cũ của Liên Xô mà Ukraine đang sở hữu, chuyên gia tổng kết.

f 35 khong co co hoi choi mot dau mot voi s 300 Công nghiệp Lọc - Hóa dầu: Hẹp cơ hội, tăng thách thức

Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San mong muốn các nhà khoa học, nhà chuyên môn và lãnh đạo các doanh nghiệp ...

f 35 khong co co hoi choi mot dau mot voi s 300 Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy cải cách

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay cũng có thể xem là cơ hội cho ...

f 35 khong co co hoi choi mot dau mot voi s 300 Hà Hồ tuổi 35 vẫn sexy thế này, Cường Đô La có hối tiếc?

Ở tuổi 35, nữ ca sĩ vẫn khiến người xem ngưỡng mộ khi giữ được hình thể nóng bỏng.

Minh Tú

/ http://baodatviet.vn