Đột phá trong y học: Ghép nội tạng lợn cho người

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, động vật biến đổi gen hiện nay đang được nghiên cứu và tạo ra nhằm chấm dứt tình trạng thiếu các cơ quan để cấy ghép

Nhóm nghiên cứu tại eGenesis, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ thừa nhận rằng, việc ngăn ngừa các cơ quan của lợn khỏi bị từ chối bởi cơ thể người vẫn là một thách thức rất lớn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, đây là một bước tiến đầy hứa hẹn và thú vị trong nghiên cứu này.

Nghiên cứu đột phá trong y học: Ghép nội tạng lợn cho người

Các nhà khoa học đã loại bỏ được 37 loại vi rút trên lợn có mang DNA của họ, họ vượt qua một trong những rào cản lớn nhất trong việc cấy ghép các cơ quan của lợn cho người. Được bắt đầu với tế bào da lợn, các xét nghiệm đã xác định được 25 vi rút ẩn giấu trong mã di truyền của lợn.

Các thí nghiệm tổng hợp tế bào của người và lợn lại với nhau cho thấy, những vi rút này có thể thoát ra khỏi mã di truyền của lợn để lây nhiễm sang mô của người. Nhưng sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành chỉnh sửa gen bằng công nghệ Crisps để xóa đi 25 loại vi rút đó.

Sau đó, họ sử dụng công nghệ nhân bản đã như cách để tạo ra cừu Dolly, và tạo ra được 37 con lợn khỏe mạnh.

Tiến sĩ Luhan Yang, một trong những nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard, Mỹ và công ty spinning eGenesis chia sẻ: "Đây là những con lợn đầu tiên với số lần biến đổi gen nhiều nhất được sinh ra”.

Nếu nghiên cứu việc dị ghép này thành công với việc sử dụng các cơ quan từ loại động vật khác, thì khả năng có thể giảm thời gian chờ đợi cho một cơ quan cần cấy ghép của con người xuống đáng kể. Hiện nay có hơn 100.000 người cần ghép tạng ở Hoa Kỳ, khoảng 6.500 người có trong danh sách chờ đợi của Vương Quốc Anh.

Ca ghép tạng tại Bệnh viện Việt - Đức

Tiến sĩ Yang nói: "Chúng ta mới đang ở giai đoạn đầu của nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta có một tầm nhìn táo bạo về một thế giới không thiếu các cơ quan thay thế. Đây sẽ là một thách thức cực lớn, nhưng đó cũng là động lực của chúng tôi để loại bỏ các chướng ngại vật trước mắt".

Lý giải việc sử dụng lọen cho việc nuôi trồng cấy ghép là bởi cơ quan của chúng có cùng kích thước với con người, và nó có thể nuôi với số lượng lớn.

Nhưng việc loại bỏ vi rút chứa DNA chỉ là một nửa thách thức, thậm chí các cơ quan hiến tặng từ người sang người cũng có thể gây ra phản ứng miễn dịch mạnh dẫn đến sự cấy ghép bị bác bỏ.

Nhóm nghiên cứu của Mỹ đang nghiên cứu thêm về những thay đổi trong di truyền để làm sao các cơ quan lợn có thể hòa nhập với hệ thống miễn dịch của con người.

Darren Griffin, giáo sư về di truyền học tại Đại học Kent, Vương Quốc Anh cho biết: "Đây là một bước tiến quan trọng hướng tới khả năng sử dụng phương pháp dị ghép này trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều biến số, bao gồm các vấn đề đạo đức, để giải quyết trước khi dị ghép có thể diễn ra".

Giáo sư Ian McConnell, Đại học Cambridge, Mỹ cho biết: "Nghiên cứu này cung cấp một bước tiến đầy hứa hẹn trong việc phát triển các chiến lược di truyền với các nguy cơ lây nhiễm đã được loại bỏ. Nó vẫn có thể coi là một chiến lược an toàn cho việc cung cấp đầy đủ các cơ quan cấy ghép".

Các nhà nghiên cứu đã phải vượt qua những thách thức bất ngờ khi thực hiện quá nhiều chỉnh sửa gen trong một lần. Tuy nhiên, việc thực hiện 25 lần cắt giảm trong toàn bộ hệ thống gen của lợn dẫn đến sự bất ổn định của DNA và sự mất mát trong thông tin di truyền.

/ Theo Lê Hảo/VTC News