Động thái trả đũa khả dĩ nhất Nga có thể triển khai sau đòn không kích của Mỹ vào Syria

Một chuyên gia đã nhận định, Nga không cần phải có đòn đáp trả quân sự sau vụ Mỹ cùng Anh, Pháp không kích vào Syria vì Moscow không chịu tổn hại về vật chất và con người trong vụ việc. Động thái trả đũa khả dĩ nhất Nga có thể thực hiện là trong lĩnh vực chính trị và tuyên truyền.

Ngay sau khi hơn 100 tên lửa của Mỹ giáng xuống 3 mục tiêu ở Syria hôm 14/4, giới phân tích đã khẳng định rằng cuộc tấn công của Mỹ phát đi thông điệp rõ ràng về việc tránh đối đầu với Nga.

Và thông điệp tránh đối đầu trong đòn tấn công hạn chế lần này của Mỹ chính là lý do Nga hoặc Iran không tung ra biện pháp đáp trả, đặc biệt là đáp trả bằng biên pháp quân sự, giúp thế giới và khu vực tránh được một cuộc đối đầu quy mô lớn giữa các cường quốc hạt nhân, giới phân tích nhận định.

Ông Alexander Shumilin, Giám đốc trung tâm phân tích xung đột Trung Đông tại viện nghiên cứu Mỹ và Canada cho rằng Nga không cần phải có đòn đáp trả quân sự vì họ không chịu tổn hại về vật chất và con người trong vụ này. Ông Shumilin đánh giá rằng động thái trả đũa chỉ có thể được thực hiện trong lĩnh vực chính trị và tuyên truyền. "Họ không thể làm gì khác", ông Shumilin chia sẻ.

dong thai tra dua kha di nhat nga co the trien khai sau don khong kich cua my vao syria

Tổng thống Nga Putin.

Ông Alexei Malashenko, người đứng đầu viện nghiên cứu Đối thoại Văn minh ở Moscow cho rằng "sẽ có nhiều phát biểu nhưng không có hành động cứng rắn nào được tiến hành. Và một lần nữa, Nga chẳng thể làm được gì cả".

Thực tế, sau vụ không kích, Chủ tịch ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev đã có phát ngôn thận trọng. "Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng phản ứng của chúng tôi sẽ là về mặt pháp lý chứ không phải quân sự, miễn là các cơ sở quân sự của chúng tôi tại Syria không bị ảnh hưởng", ông nói.

Với người đứng đầu nước Nga, Tổng thống Putin cũng chỉ lên án cuộc không kích, tuyên bố rằng Mỹ hiếu chiến và vi phạm luật pháp quốc tế. Ông Putin không hề công bố bất kỳ biện pháp trả đũa nào.

Và chiều 14/4, Nga đã kêu gọi cuộc họp khẩn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ). “Nga triệu tập cuộc họp khẩn tại Hội đồng Bảo an nhằm thảo luận về hành động khiêu khích của Mỹ và đồng minh. Sự leo thang căng thẳng tại Syria hiện tại có ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế”, một đoạn trong phát ngôn của Tổng thống Putin.

Tại cuộc họp diễn ra sau đó cùng ngày, Nga đã trình dự thảo nghị quyết với nội dung đề nghị lên án việc Mỹ và hai đồng minh Anh, Pháp tấn công các mục tiêu của Chính phủ Syria vào đêm 13/4 (giờ địa phương), đồng thời yêu cầu liên quân không tiến hành thêm bất cứ cuộc tấn công nào trong tương lai, nghiêm túc tuân thủ các quy định của Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, dự thảo của Nga về việc lên án Mỹ đã không được thông qua do chỉ nhận được 3 phiếu thuận trong khi số phiếu cần thiết để dự thảo được thông qua là 9.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia không cảm thấy ngạc nhiên trước quyết định của các thành viên HĐBA LHQ. Kết quả này có thể được dự đoán trước bởi một điều dễ hiểu rằng các thành viên thường trực là Mỹ, Anh và Pháp chắc chắn sẽ phủ quyết.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, trong đợt Mỹ không kích Syria đêm 14/4, Nga đã đạt được điều mà nước này mong muốn khi giảm thiểu tối đa thiệt hại xuống mức thấp nhất, khi Moscow có hẳn một tuần để chuẩn bị cho trận chiến trên bầu trời Damascus, cùng với đó là việc bảo toàn được lực lượng chủ lực cho các chiến dịch giải phóng trong thời gian sắp tới.

Khả năng Nga cung cấp S-300 cho Syria

Ngày 14/4, trong một chương trình truyền hình, Tướng Sergei Rudskoi, người đứng đầu cục Tác chiến chính của bộ Tổng tham mưu quân đội Nga khẳng định Nga đang cân nhắc về việc cung cấp hệ thống phòng thủ S-300 cho Syria và một số quốc gia khác.

dong thai tra dua kha di nhat nga co the trien khai sau don khong kich cua my vao syria

Nga đang cân nhắc về việc cung cấp hệ thống phòng thủ S-300 cho Syria.

Đây là một động thái lạ bởi lẽ vài năm trước Nga từng từ chối chuyển tổ hợp này qua Syria vì “yêu cầu có tính cấp thiết từ các đối tác phương Tây”. Sau vụ không khích của Mỹ và đồng minh, ông Rudskoi nói rằng Nga có thể quay lại xem xét vấn đề này.

“Trong một năm rưỡi qua, Nga đã hoàn toàn khôi phục hệ thống phòng không của Syria và đang tiếp tục nâng cấp các hệ thống này”, ông Rudskoi cho biết thêm.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya-1 sau sự kiện Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria, cựu Tư lệnh bộ đội tên lửa phòng không không quân Nga, ông Aleksandr Gorkov nhận định thành tích bắn rơi phần lớn tên lửa Mỹ là một kết quả tuyệt vời đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

“Ngày này nên được ghi lại bằng mực vàng trên trang sử của lực lượng phòng không Syria”, ông Gorkov nói.

Các hệ thống phòng không sản xuất ở Liên Xô trong những năm 1960 “đã cho thấy tính hiệu quả cao”, dù “nó được tạo ra bởi các mục đích hoàn toàn khác nhau”, chuyên gia Nga cho hay.

dong thai tra dua kha di nhat nga co the trien khai sau don khong kich cua my vao syria Dự báo cách trả đũa của Nga

Sự phản ứng mạnh tay trước cuộc không kích Syria sẽ có thể hủy hoại mọi nỗ lực của Nga từ trước đến nay và ...

dong thai tra dua kha di nhat nga co the trien khai sau don khong kich cua my vao syria Mỹ khẳng định không rút quân khỏi Syria

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho biết Mỹ sẽ không rút quân khỏi Syria cho đến khi đạt được các mục tiêu.

dong thai tra dua kha di nhat nga co the trien khai sau don khong kich cua my vao syria Hình ảnh các mục tiêu ở Syria trước và sau khi bị “mưa” tên lửa của liên quân “băm nát”

Vệ tinh DigitalGlobe công bố hình ảnh Trung tâm nghiên cứu và phát triển Barzeh và khu tổ hợp lưu trữ vũ khí hóa học ...

/ http://www.nguoiduatin.vn