Doanh nghiệp rượu, bia đề nghị đổi tên dự luật để tránh “đụng chạm”

Trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất rượu, bia cho rằng tiêu thụ rượu, bia ở mức trung bình và tăng trưởng thấp, đề nghị đổi tên gọi cho dự án Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia thì đại diện Bộ Y tế cho rằng hiện mức tiêu thụ rượu, bia của Việt Nam ở mức cao.

doanh nghiep ruou bia de nghi doi ten du luat de tranh dung cham

Dự Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đề nghị bán rượu, bia theo giờ - Ảnh: Internet

Sáng 25-5, Bộ Y tế tổ chức hội thảo về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của nhằm làm rõ quan điểm của Bộ Y tế trong việc xây dựng dự luật và lấy ý kiến góp ý của doanh nghiệp để hoàn thiện dự luật.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng cồn nguyên chất tiêu thụ của Việt Nam là 6,6 lít/người/năm, đứng thứ 94/194 nước thành viên WHO.

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết với tỉ lệ uống rượu, bia ở Việt Nam là 77% nam/11% nữ (thế giới là 48%/29%) nên con số trung bình tỉ lệ uống rượu, bia ở Việt Nam theo giới rất cao, nam giới uống rượu nhiều gấp hơn 7 lần nữ giới. "Nếu tính riêng trong số nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu, bia thì một người nam của Việt Nam tiêu thụ trung bình tới 27,4 lít cồn nguyên chất"- ông Quang phân tích.

Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Rượu - bia - nước giải khát Việt Nam (VBA), cho rằng con số này không cao hơn nhiều mức bình quân thế giới và ở trong ngưỡng không đáng lo ngại, thậm chí còn ở mức tiêu dùng trung bình và tăng trưởng thấp. Ông Việt đề xuất Ban Soạn thảo dự Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia xem xét tính khả thi của các quy định như: đề xuất hạn chế quảng cáo, tài trợ đối với bia và đề xuất hạn chế thời gian bán bia và địa điểm bán bia. Đồng thời, đề nghị không thành lập Quỹ Nâng cao sức khoẻ từ nguồn thu đối với rượu, bia và đổi tên dự luật thành "Luật Phòng, chống tác hại đồ uống có cồn".

doanh nghiep ruou bia de nghi doi ten du luat de tranh dung cham

Đại diện VBA và nhiều doanh nghiệp đề nghị đổi tên gọi của dự luật

Tại hội thảo, đại diện một số công ty sản xuất rượu, bia cũng đề nghị dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia nên tập trung vào việc ngăn cấm lưu hành đồ uống có cồn trái phép và xoá bỏ nội dung cấm, hạn chế quảng cáo, tài trợ đối với các sản phẩm bia có nồng độ cồn dưới 15%; bãi bỏ quy định giới hạn thời gian bán bia hoặc chỉ giới hạn một số địa điểm như gần trường học, trung tâm y tế, địa điểm tôn giáo…

Theo đại diện Bộ Y tế, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về sản xuất kinh doanh và sử dụng rượu, bia hiện có tới 85 văn bản từ luật đến các văn bản dưới luật nhưng hiện chỉ còn 33 văn bản còn hiệu lực. Các văn bản này chủ yếu điều chỉnh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và xử phạt đối với rất ít các hành vi vi phạm liên quan đến rượu, bia.

Lý giải cho việc lựa chọn tên gọi "Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia", đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho rằng sử dụng tên này bởi bao gồm cả 2 khía cạnh: phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và kiểm soát đồ uống có cồn. Dự luật quy định về các biện pháp phòng chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác (gọi chung là rượu, bia) bao gồm: kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu, bia; kiểm soát việc cung cấp rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; bảo đảm nguồn lực để phòng, chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Để đưa ra tên gọi này, Bộ Y tế đã tham khảo chính sách, pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, các quy định về thời gian, địa điểm cấm bán, cấp phép, cấm quảng cáo/giờ quảng cáo, nồng độ cồn, thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tối thiểu... trong các luật liên quan thì có tới 100/166 quốc gia đã quy định.

Theo lập luận của Bộ Y tế, việc sản xuất rượu, bia tại Việt Nam đang ở mức báo động, gây ra những tác hại về sức khỏe và nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác, thiệt hại hơn rất nhiều so với một số lợi ích do rượu, bia mang lại như nguồn thu ngân sách, lao động việc làm. Gánh nặng sẽ ngày càng tăng, cộng dồn nếu Nhà nước không có chính sách, pháp luật phù hợp.

D. Thu

doanh nghiep ruou bia de nghi doi ten du luat de tranh dung cham Bộ Y tế đề nghị cấm quảng cáo bia

Dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia đề xuất cấm quảng cáo bia, thay vì chỉ cấm quảng cáo rượu như hiện nay.

doanh nghiep ruou bia de nghi doi ten du luat de tranh dung cham CSGT mở ba đợt xử lý vi phạm nồng độ cồn ở gần quán ăn

Cảnh sát giao thông sẽ khảo sát địa bàn, nắm quy luật về thời gian, tuyến có nhiều lái xe tham gia giao thông sử ...

doanh nghiep ruou bia de nghi doi ten du luat de tranh dung cham Bán bia rượu theo giờ và ai sẽ bị \'cấm nhậu\' khi lái xe?

Bộ Y tế đang bàn bạc để đề xuất các phương án bán rượu bia theo giờ nhất định và những đối tượng sẽ bị ...

/ https://nld.com.vn