Lợi dụng tâm lý đầu năm thả vật phóng sinh cầu may của người dân, các tiểu thương đã mang vật phóng sinh đến các cửa đền chùa ở Hà Nội bán và thừa cơ tăng giá.
Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) được xem là ngày lễ rất quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt. Trong ngày này, ngoài việc cúng thần linh, gia tiên, người Việt còn tổ chức phóng sinh với mong muốn được một năm nhiều sức khỏe, an lành và may mắn.
Nhân ngày này, một số tiểu thương đã tấp nập bày bán đồ phóng sinh tại các chùa trên địa bàn Hà Nội. Ốc, cá vàng, rùa cốm, lươn, chim được bày bán với nhiều mức giá khác nhau song phần lớn cao hơn bình thường.
Mặc dù ở nhiều nơi, chính quyền địa phương đã có thông báo cấm bày bán các loại chim phóng sinh nhưng nhiều người vẫn lén lút, tấp nập nhất là vào những ngày lễ vía, vật phóng sinh rất hút hàng. Thậm chí, có người phải đặt hàng từ trước mới đủ số lượng.
Ở chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội), có hàng chục người bày bán vật phóng sinh cùng vàng mã. Theo đó, giá vật phóng sinh theo đó cũng "đội" lên nhiều lần.
Tại đây, một chậu ốc khoảng 1kg có giá 80.000 đồng, chậu lớn hơn 150.000 đồng/kg, cá vàng loại nhỏ từ 15.000-30.000 đồng một con, rùa cốm giá 25.000-30.000 đồng một con. Cá biệt, loại rùa tai đỏ, kích thước trung bình (khoảng 0,5gram), được tiểu thương bán giá 100.000 đồng.
Mặc dù giá đắt nhưng người mua hàng phóng sinh vẫn rất đông. Thậm chí, có khách hàng chi tiền triệu để mua hàng chục kg ốc, lươn, rùa thả xuống sông, hồ. Tuy nhiên, một số người vẫn đắn đo vì giá vật phóng sinh quá cao.
Bà Nguyễn Thị Bính (hẻm 233/27, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy) cho hay, phóng sinh thể hiện lòng từ bi của con người, mang ý nghĩa cứu vớt chúng sinh khỏi giam cầm hoặc cái chết. Do đó, nhiều người không tính toán đến chuyện giá cao giá thấp để mua vật phóng sinh.
“Chỉ có điều, giá vật phóng sinh năm nay so với năm ngoái chênh lệch quá nhiều khiến những gia đình mua nhiều như chúng tôi phải suy nghĩ, đắn đo. Mọi năm, gia đình tôi thường mua khoảng 100-150 con cá vàng, giá chỉ khoảng 300.000-500.000 đồng nhưng năm nay chắc chỉ mua bằng nửa năm ngoái thôi vì giá cao”, bà Bính nói.
Chia sẻ với Lao Động, một lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho hay, vấn đề kiểm soát giá cả thuộc quản lý của Sở Tài chính Hà Nội.
Tuy nhiên, ngành Công Thương, cụ thể là Chi cục Quản lý thị trường sẽ chỉ đạo các đội quản lý thị trường, phối hợp với UBND, các phòng kinh tế, ban quản lý chợ các quận, huyện, điểm bán hàng rà soát chặt chẽ, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Lễ rước kiệu Bà Thiên Hậu đầy màu sắc trên đường phố Bình Dương
Chiều 2/3, lễ hội chùa Bà Thiên Hậu kết thúc bằng màn diễu hành rước kiệu rực rỡ sắc màu qua các tuyến phố chính ... |
Những chú \'gà hóa phượng\' trên mâm cỗ ngày rằm
Dịp rằm tháng Giêng, người dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) lại chuẩn bị mâm cỗ cao với những chú gà ngồi, đứng, bay... dâng ... |
Bỏ tục đốt vàng mã: Cần áp thuế mức cao để hạn chế sản xuất và tiêu thụ
GS-TS Đỗ Quang Hưng – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo đề xuất, để hạn chế việc người dân đốt vàng mã một ... |