Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm LPG của NMLD Dung Quất

Ngày 27/7/2018, tại Thừa Thiên – Huế, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tổ chức hội thảo “Tiêu thụ sản phẩm LPG Dung Quất năm 2018”.

Tham dự hội thảo, về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có ông Đinh Văn Sơn, Thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn; ông Phan Ngọc Trung, Thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn; ông Nguyễn Sinh Khang, Phó Tổng giám đốc Tâp đoàn; các ông bà đại diện Ban Kiểm soát, Ban Thương mại Thị trường Tập đoàn.

Về phía Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn có ông Lê Xuân Huyên - Chủ tịch Hội đồng Quản trị BSR; ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng giám đốc BSR; các ông, bà trong Hội đồng Quản trị, Ban Tổng giám đốc, đại diện các ban chuyên môn BSR; Ban Quản lý dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Sinh Khang phát biểu chỉ đạo tại hội thảo

Chủ tịch HĐQT BSR Lê Xuân Huyên phát biểu cảm ơn quý khách hàng

Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên báo cáo tình hình sản xuất LPG của BSR

LPG là một trong 10 sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cung cấp mỗi năm ra thị trường khoảng 500.000 tấn, chiếm khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ trong nước. LPG chiếm khoảng 8% khối lượng sản phẩm toàn Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

BSR có 12 doanh nghiệp khách hàng tiêu thụ LPG, trong đó PV Gas North, PV Gas South và PV Gas Trading có cơ cấu tiêu thụ lớn nhất, từ 16 – 18%/mỗi đơn vị.

BSR nhìn nhận tình hình tiêu thụ LPG ở từng khu vực rất sát với thị trường. Miền Bắc, các đầu mối nhập khẩu LPG dễ dàng tiếp cận nguồn hàng LPG nhập khẩu từ phía nam Trung Quốc với giá bán cạnh tranh so với LPG sản xuất trong nước. Các nhà cung cấp nước ngoài áp dụng nhiều chính sách bán hàng để cạnh tranh, thâm nhập thị trường Việt Nam nên sẽ tạo áp lực lớn đến giá bán sản phẩm LPG tại thị trường nội địa trong thời gian tới.

Miền Nam có nguồn cung nhập khẩu với giá cạnh tranh, một số nhà cung cấp hàng nhập khẩu như PTT của Thái Lan có C/O Form D với thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% với khối lượng hàng tháng dự kiến có thể lên đến 20.000 tấn trong thời gian đến. Đồng thời, Nhà máy xử lý Khí Cà Mau đi vào vận hành thương mại với sản lượng khoảng 16.000 tấn/tháng đã làm tăng thêm nguồn cung của thị trường ở khu vực miền Nam.

Tại hội thảo, BSR thông báo tới khách hàng nhiều chính sách như: Từ tháng 3/2018, BSR đã linh hoạt áp dụng chiết khấu thương mại 2% cho toàn bộ lượng hàng LPG xuất bán của Nhà máy đến hết tháng 8/2018. Các khách hàng đã cắt giảm hàng nhập khẩu và tăng cường mua hàng LPG Dung Quất bổ sung đến hết năm 2018. Việc xuất bán sản phẩm LPG đã ổn định, các khách hàng nhận hàng theo đúng kế hoạch.

Công tác phối hợp với khách hàng: Từ khi chuyển đổi sang hình thức bán CIF từ năm 2012, đã giúp cho BSR và khách hàng chủ động trong công tác giao nhận hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo được an toàn tồn kho LPG Nhà máy, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Công tác lập kế hoạch xuất bán hàng và điều độ kế hoạch vận chuyển của BSR đã được cải thiện và thực hiện tốt trong thời gian vừa qua. Hoạt động vận chuyển sản phẩm LPG xuất bán cho khách hàng đến thời điểm hiện nay luôn đảm bảo an toàn và kịp thời phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng và của Nhà máy. Công tác phối hợp giữa BSR và khách hàng luôn có những điều chỉnh kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi cho các bên liên quan, nhất là về phía khách hàng.

Đoàn chủ tọa điều hành hội thảo

Toàn cảnh hội thảo Tiêu thụ sản phẩm LPG Dung Quất năm 2018

Các đối tác khách hàng kiến nghị với BSR trong tiêu thụ sản phẩm LPG

Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2018, BSR sẽ sản xuất 285.260 tấn LPG, tiêu thụ 291 nghìn tấn. Theo nhận định nguồn cung trong nước hiện tại đã tăng cao khi có sự tham gia của GPP Cà Mau (16.000 tấn/tháng). Trong đó dự kiến năm 2019, LPG Dung Quất sản xuất khoảng 500.000 tấn/năm, LPG Dinh Cố + GPP Cà Mau khoảng 400.000 tấn/năm, Đông Phương khoảng 12.000 tấn/năm… sẽ đáp ứng hơn 50% tổng nhu cầu cả nước.

Tại hội thảo, Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên mong muốn đối tác khách hàng thảo luận 4 nhóm chủ đề: Ảnh hưởng của các nguồn hàng LPG nhập khẩu có C/O form D, hàng nhập khẩu từ Nam Trung Quốc và xu hướng trong thời gian đến. Tác động của GPP Cà Mau đến thị trường tiêu thụ tại Miền Nam. Các đề xuất liên quan đến chính sách bán hàng của BSR. Tác động của chính sách đến thị trường tiêu thụ (Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí thay thế nghị định 19/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8/2018).

Trong phần thảo luận, ông Hoàng Việt Dũng, Phó giám đốc PV Gas Trading cho rằng: Thị trường cạnh tranh về giá đối với LPG rất khốc liệt. Hiện tại PV Gas Trading căn cứ vào hàng nhập khẩu Form D để điều chỉnh giá cho phù hợp. Kiến nghị với BSR, PV Gas Trading mong BSR xem xét đánh giá thị trường và có kế hoạch dài hơi cung ứng sản phẩm cho PV Gas Trading.

Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên trả lời: Mặt hàng LPG của BSR cũng đang cố gắng cung cấp đầy đủ hàng cho các đối tác; NMLD Dung Quất đã và sẽ cắt giảm thêm chi phí sản xuất để xem xét hạ giá thành sản phẩm, trong đó có LPG cho đối tác khách hàng.

Ông Nguyễn Hải Long, Phó giám đốc PV Gas South đề nghị: Mức chiết khấu tối đa gắn với mức sản lượng nhất định. Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết BSR đã chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần nên thời gian tới sẽ có nhiều chính sách linh động hơn cho đối tác LPG.

Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Sinh Khang mong muốn các đối tác khách hàng của BSR cho ý kiến về công tác phối hợp thương mại sản phẩm, có vướng mắc gì không? Có gì cần điều chỉnh không? Và có đề xuất để cùng nhau đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm LPG?

Ông Phạm Anh Hùng, Phó Tổng giám đốc Sài Gòn Petro nhận định: Quan hệ thương mại giữa nhà sản xuất BSR và đối tác như Sài Gòn Petro đang ở mức rất tốt. Ông cũng mong muốn có nhiều hợp tác hơn nữa không chỉ trong tiêu thụ LPG mà còn các sản phẩm khác.

Ông Mark Andrew Long, Tổng giám đốc Công ty Khí hóa lỏng Cội Nguồn rất ấn tượng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang có lực lượng vận hành 100% là người Việt Nam và số giờ công an toàn rất ấn tượng, đến nay trên 17 triệu giờ công. Khí hóa lỏng Cội Nguồn sẽ là nhà phân phối sản phẩm LPG bền vững cho BSR.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Sinh Khang, Phó Tổng giám đốc Tâp đoàn đánh giá cao BSR và các đối tác trong công tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm LPG

“Thời gian qua có những thách thức như thị trường có biến động, chính sách thay đổi, BSR chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần mà chúng ta làm được như thế này là điểm sáng, điềm tốt cho sự phát triển của Tập đoàn” - Phó Tổng giám đốc Tâp đoàn Nguyễn Sinh Khang ghi nhận.

Một điểm đáng ghi nhận nữa là trong gần 10 năm qua, sản phẩm LPG của Bình Sơn được thị trường chấp nhận, không có một phàn nàn nào từ khách hàng về chất lượng sản phẩm. Tập đoàn đánh giá rất cao cơ chế giá của BSR linh động, bám sát thị trường. Bên cạnh đó, BSR cũng linh hoạt trong chiết khấu cho khách hàng.

Trong công tác phối hợp, Tập đoàn muốn lắng nghe xem khách hàng và Bình Sơn có khó khăn hoặc thách thức gì không? Nhưng không thấy khách hàng có ý kiến gì về công tác phối hợp. Điều này ghi nhận BSR đang phối hợp rất tốt với khách hàng tiêu thụ LPG.

Chủ tịch HĐQT BSR Lê Xuân Huyên cảm ơn quý khách hàng trong công tác tiêu thụ sản phẩm LPG. Chủ tịch HĐQT BSR cam kết thời gian tới cơ chế, chính sách trong công tác bán hàng sẽ được củng cố, tạo thuận lợi tốt nhất cho khách hàng.

PV GAS: Vị thế nhà kinh doanh LPG số 1

Với mục tiêu giữ vững vai trò chủ đạo trong thị trường LPG Việt Nam, hoạt động kinh doanh LPG của Tổng Công ty Khí ...

Kinh doanh LPG - Tiềm năng tăng trưởng lớn

Với lợi thế là chất đốt sạch, dễ bảo quản, vận chuyển và sử dụng nên khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG hay còn gọi ...

/ Cổng thông tin điện tử PVN