Hãng SANA gây bất ngờ khi công bố công bố chiến lợi phẩm SAA thu được của phiến quân tại Al-Quneitra, trong đó có loại đạn chống tăng khủng khiếp của Mỹ.
Các đơn vị kỹ thuật của quân đội Syria đã tiến hành các hoạt động ra soát, kiểm tra tại các làng Bariqah, Ba\'ar Ajam, Rasm Sanad ở miền Nam và Tây Quneitra. Theo đó, họ đã tìm thấy một lượng lớn vũ khí và đạn dược cùng các thiết bị quân sự khác do Mỹ, Israel sản xuất.
Kho vũ khí này bao gồm súng thần công, súng cối, tên lửa chống tăng, máy bay không người lái, tên lửa do Mỹ chế tạo cùng thiết bị tạo tiếng ồn và súng cỡ nhỏ của Israel. Một lượng lớn thuốc men, xe cứu thương và xe tải cũng được tìm thấy bên trong sào huyệt của những kẻ khủng bố ở tỉnh Quneitra.
Loại đạn chống tăng đặc biệt nguy hiểm trong kho vũ khí của phiến quân.
Và vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi quan sát hình ảnh do SANA công bố về các loại đạn chống tăng cho thấy, có cả những quả đạn thế hệ mới chuyên dùng cho nhiệm vụ xuyên phá giáp bất kể dòng tăng thế hệ mới nào hiện nay.
Dù không thể nhìn rõ những dòng chữ trên quả đạn nhưng khi quan sát hình ảnh, nhiều người cho rằng nó rất giống với loại đạn chống tăng xuyên giáp thế hệ thứ 5 M829E4 do Mỹ phát triển. Nếu nhận định này là chính xác thì lực lượng phiến quân đã có trong tay loại đạn nguy hiểm hàng đầu thế giới.
Bởi loại đạn này được thiết kế có thể đánh bại mọi hệ thống giáp bảo vệ trên xe tăng của đối phương từ khoảng cách xa. Với việc sở hữu một lõi xuyên giáp làm bằng uranium nghèo, M829E4 có thể vô hiệu hóa các loại giáp phản ứng nổ thế hệ mới trên tăng T-90A, Leopard 2A4...
Việc sử dụng uranium nghèo để xuyên giáp mang lại cho những phát bắn những lợi thế nhất định trong các cuộc đối đầu trên bộ. Tuy nhiên, loại đạn này lại gây ra nguy cơ nhiễm xạ trên chiến trường, có thể gây bệnh ung thư và dị tật bào thai cho người dân và các binh sĩ.
Tại Iraq, người dân đã vô cùng bất bình sau khi quân đội Mỹ sử dụng hàng trăm nghìn viên đạn uranium nghèo khi tham chiến tại đây năm 2003. Trước phản ứng của dư luận, Mỹ đã cam kết không tiếp tục sử dụng đạn uranium nghèo.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc mới đây thừa nhận đã sử dụng loại đạn độc hại này trong các cuộc tấn công nhằm vào các xe tải chở dầu tại khu vực do phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát.
Trong khi đó, truyền thông Nga đã nhiều lần tuyên bố hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata của nước này có thể đánh chặn hiệu quả đạn xuyên giáp lõi uranium nghèo của Mỹ. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia quân sự tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực của thông tin này.
Hình ảnh chiến lợi phẩm quân đội chính phủ Syria thu được
Tuấn Vũ
Cháy rừng gần Berlin làm phát nổ bom đạn sót lại sau thế chiến
Cháy rừng tại bang Brandenburg, Đức làm phát nổ một số bom đạn còn sót lại từ Thế chiến thứ hai, khiến công tác cứu ... |
Tình bạn trong bom đạn của cô bé mất chân và nhiếp ảnh gia Mỹ
Trong giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh Việt Nam, một nhiếp ảnh gia chiến trường gặp cô bé 12 tuổi chỉ còn một ... |
Di dời 260 vật liệu nổ ở một vựa phế liệu tại Quảng Trị
Đạn pháo 85mm, cối 80mm, rocket, đuôi bom Mk82… tại một vựa phế liệu chiến tranh ở Quảng Trị vừa được di dời an toàn. |