Dân di cư Venezuela nhắm mắt đưa chân vào đồn điền ma túy ở Colombia

Vì miếng ăn, những người Venezuela từng là lái xe, ngư dân, bán hàng, buộc phải chịu đau đớn hái lá coca thuê trong các đồn điền ở Colombia.

dan di cu venezuela nham mat dua chan vao don dien ma tuy o colombia

Naikelly Delgado, 36 tuổi, hái lá coca thuê trong một đồn điền ở Catatumbo hôm 9/2. Ảnh: AFP.

Ở Pacelli, thị trấn nhỏ thuộc khu vực Catatumbo, sát biên giới Colombia, hàng trăm người Venezuela đang làm việc đầy mệt mỏi ngày này qua ngày khác ở những đồn điền trồng lá coca, theo AFP.

Họ bất chấp điều kiện làm việc khắc nghiệt và đau đớn, sống trong thấp thỏm vì đang góp phần vào ngành sản xuất cocaine trái phép, bởi muốn thoát cảnh nghèo đói và có tiền mua nhu yếu phẩm.

"Khó khăn nhất là đôi bàn tay luôn chảy máu khi cầm vào bụi cây coca để hái lá", Eduar, 23 tuổi, giấu danh tính thực vì sợ hậu quả khi về nhà, nói và chìa ra đôi bàn tay phồng rộp dưới lớp vải quấn. "Thế rồi ta sợ và không muốn tiếp tục làm nữa".

Giống nhiều người Venezuela làm ở đây, Eduar chưa từng nghĩ sẽ có ngày mình làm thuê cho những kẻ sản xuất ma túy. Eduar có hai con nhỏ, rời bỏ quê hương Venezuela để tới Colombia hai năm trước.

Anh từ bỏ công việc lái xe ôm sau khi kinh tế Venezuela lâm vào tình trạng siêu lạm phát (ước tính 1,3 triệu % năm ngoái), khiến Eduar tiêu hết tiền tiết kiệm. Rời bỏ miền trung Venezuela, anh tới Catatumbo, biên giới Colombia, xin làm thợ xây.

Làm thợ xây ít mệt mỏi và đau đớn hơn so với đi hái lá coca, nhưng thu nhập kém hơn nhiều. Sau 10 giờ làm việc mỗi ngày trong đồn điền, với chiếc áo đẫm mồ hôi, đầu đội mũ rộng vành, bất kể thời tiết mưa hay nắng, Eduar kiếm được 144 USD một tháng, gấp ba lần thợ xây. Giống như mọi người dân Venezuela di cư, số tiền này chỉ đủ sống và gửi về giúp gia đình.

Trước đây, chỉ có người Colombia làm việc ở Catatumbo, khu vực đầy các nhóm vũ trang điều hành các đồn điền trồng cây coca trái phép. Nhưng từ 2016, người Colombia phải tranh giành việc làm với người Venezuela di cư.

Khu vực này cực kỳ nguy hiểm, bởi những cuộc xung đột đẫm máu giữa các nhóm dân quân cánh tả, những kẻ buôn ma túy và các lực lượng vũ trang nhiều năm qua.

Một người Venezuela khác là Naikelly Delgado, 36 tuổi, tới thị trấn Pacelli cùng em gái năm 2016. Cô từng làm việc trong ngành hóa dầu và ban đầu tìm được việc nấu bếp nhưng cuối cùng vẫn phải "nhắm mắt đưa chân" vào đồn điền coca để kiếm thêm tiền.

Ngày đầu tiên xong việc, Delgado thậm chí không thể tự tay giặt quần áo. Hai bàn tay cô "nhiễm đầy nấm, da đổi màu" và cô luôn cảm thấy tội lỗi "vì đã góp phần vào tội ác" và cầu Chúa tha thứ.

Endy Fernandez, 36 tuổi, từng bán sữa và làm thợ xây ở Venezuela trước khi vượt biên, đi bộ 16 tiếng để tới Pacelli năm 2017. "Khi đó tôi không biết nhà máy sản xuất cocaine như thế nào, có màu gì hay quy mô lớn thế nào", anh nói. Fernandez chỉ biết trèo lên đỉnh núi, được trao bộ dụng cụ, túi buộc vào thắt lưng và vải quấn tay.

Phải sống xa gia đình và chịu nỗi đau thể xác nơi làm việc, những công nhân Venezuela ở đồn điền đều cảm thấy bất mãn với Tổng thống Nicolas Maduro, dù họ từng ủng hộ cố tổng thống Hugo Chavez.

"Chúng tôi đáng lẽ không phải rời quê hương, xa gia đình nếu chính quyền không làm chúng tôi phá sản. Chúng tôi quá tuyệt vọng, chúng tôi muốn đất nước thay đổi", Fernandez bày tỏ.

dan di cu venezuela nham mat dua chan vao don dien ma tuy o colombia

Một di dân Venezuea chìa đôi bàn tay trầy xước vì hái lá coca trong các đồn điền ở Colombia hôm 9/2. Ảnh: AFP.

Pacelli chỉ có 3.200 dân, trong đó 1.000 người là dân di cư từ Venezuela từ năm 2016 tới nay. Phần lớn họ làm việc trong các đồn điền thay thế người dân địa phương, lãnh đạo cộng đồng Gerson Villamizar cho hay.

"Người Venezuela làm việc và gửi tiền về nhà. Vì thế tiền không được lưu thông ở đây và nó gây tác động tiêu cực tới ngành bán lẻ ở địa phương", ông nhận định.

Người tới làm việc phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt ở đây như cấm mại dâm, cấm sử dụng ma túy hoặc mang theo vũ khí. Họ cũng cần thư giới thiệu từ một người Colombia để xin việc, dù là làm nghề hái lá coca ở đồn điền.

Khoảng 100 người Venezuela đã bị trục xuất vì phạm tội, bao gồm trộm cắp, mưu sát và sử dụng ma túy. Villamizar cho biết chính quyền địa phương trục xuất họ để "cứu mạng" những người này trước khi những kẻ buôn ma túy ra tay.

Sau tất cả, Fernandez cho biết "chúng tôi hạnh phúc vì tìm thấy công việc này. Nếu không, chúng tôi còn có thể làm gì nữa?"

dan di cu venezuela nham mat dua chan vao don dien ma tuy o colombia Venezuela khoe radar Trung Quốc trong tập trận lịch sử

Quân đội Venezuela đã tổ chức cuộc tập trận có quy mô cực lớn với thông điệp sẵn sàng đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn ...

dan di cu venezuela nham mat dua chan vao don dien ma tuy o colombia Nga sẵn sàng giúp Venezuela đối thoại, cảnh báo Mỹ không can thiệp

Nga tuyên bố sẵn sàng tạo điều kiện cho việc đối thoại giữa chính phủ Venezuela và phe đối lập, cảnh báo Washington không được ...