Đại biểu Lê Thanh Vân: Trừng trị nghiêm khắc người tiến cử, đề cử, bổ nhiệm cán bộ sai

 Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng phải có hình phạt trừng trị nghiêm khắc đối với quy trình cán bộ từ tiến cử, đề cử, thẩm định, bổ nhiệm cán bộ sai phạm.

Phát biểu tại hội trường ngày 13/6, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) muốn trao đổi với đại biểu Phạm Trọng Nhân về giải pháp phòng, chống tham nhũng khi liên hệ với Singapore "không cần, không muốn, không thể và không dám".

dai bieu le thanh van trung tri nghiem khac nguoi tien cu de cu bo nhiem can bo sai

Đại biểu Lê Thanh Vân.

"Vì đại biểu Nhân chỉ đưa giải pháp kinh tế mà chủ yếu là dùng vật chất để thỏa mãn nhu cầu. Theo tôi để "Không thể, không muốn, không dám" thì phải bằng thể chế ví dụ để chống chạy chức chạy quyền, một vấn nạn xã hội đang bức xúc thì nhà nước phải có quy định thực tâm trí thành với trọng dụng nhân tài thì người thực đức, thực tài không cần phải chạy chức chạy quyền. Để không chạy chức chạy quyền phải cắt bỏ các ưu đãi đặc quyền đặc lợi với quan chức, họ sẽ không muốn nữa", ông Lê Thanh Vân nói.

Vị đại biểu Cà Mau cho rằng để không thể chạy chức chạy quyền phải đặt ra quy định với từng chức danh có định lượng cụ thể, có trách nhiệm và hình phạt thì những người bất tài vô hạnh nhìn thấy mà không với tới, không nhảy qua vì nhảy qua là rơi xuống bẫy pháp luật.

"Cái "không dám" là phải có hình phạt trừng trị nghiêm khắc đối với quy trình cán bộ từ tiến cử, đề cử, thẩm định, bổ nhiệm cán bộ. Nếu trừng trị thật nghiêm khắc sẽ "cả kinh thất sợ" mà không dám làm liều. Tôi rất tiếc khi làm Bộ luật Hình sự tôi và một vài đại biểu kiến nghị đưa hành vi lạm dụng quyền lực trong bổ nhiệm cán bộ là hành vi tham nhũng, là tội tham nhũng nhưng không được chấp nhận. Gần đây Hội nghị Trung ương 7 với tinh thần coi hành vi này là hành vi tham nhũng thì tôi nghĩ rằng chúng ta sửa Bộ luật Hình sự không kịp nữa", đại biểu Lê Thanh Vân bày tỏ.

Ngoài ra, đại biểu Lê Thanh Vân cũng tranh luận với nhiều đại biểu Quốc hội là phạm vi điều chỉnh. "Chúng ta đừng nhầm lẫn luật này có sức mạnh để trừng trị tham nhũng, bởi vì các luật khác như Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Dân sự đã có công cụ để trừng trị tham nhũng.

Mục đích của đạo luật này là ngăn chặn, phòng ngừa, hỗ trợ cho các đạo luật khác trong chống tham nhũng và trong dự thảo luật lần này chỉ đưa ra có tính mục đích, tôi nghĩ rằng điều này không chuẩn. Phạm vi điều chỉnh của một đạo luật là giới hạn các quan hệ xã hội mà các quy định của đạo luật đó tác động đến. Xin lưu ý Ban soạn thảo như vậy", ông Vân nói.

dai bieu le thanh van trung tri nghiem khac nguoi tien cu de cu bo nhiem can bo sai Đại biểu Nguyễn Bắc Việt: Đề xuất có danh hiệu \'dũng sĩ diệt tham nhũng\'

Viện dẫn tham nhũng giống như sâu mọt, đại biểu Nguyễn Bắc Việt cho rằng, đã là sâu mọt thì phải diệt trừ và đề ...

dai bieu le thanh van trung tri nghiem khac nguoi tien cu de cu bo nhiem can bo sai Tướng Đặng Ngọc Nghĩa: Luật An ninh mạng không ảnh hưởng đến tự do cá nhân

Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng Luật An ninh mạng không làm người dân bị ảnh hưởng hay bị giám sát hoạt động, luật ...

dai bieu le thanh van trung tri nghiem khac nguoi tien cu de cu bo nhiem can bo sai Đại biểu Quốc hội đề xuất công khai thuế thu nhập cá nhân của lãnh đạo

Ông Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, nếu cơ quan quản lý và người dân biết được thuế thu nhập cá nhân của cán bộ thì ...

/ https://vtc.vn