Cướp vợ, hủ tục phản cảm trong thời đại 4.0

Trong ngày mồng 2 Tết, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với hình ảnh một cô gái trẻ bị nhóm thanh niên H'mong vây quanh, bắt về làm vợ, diễn ra tại Sa Pa (Lào Cai). Cô gái trẻ đã gào khóc thảm thiết, giãy giụa nhưng bất lực.

cuop vo hu tuc phan cam trong thoi dai 40

Chia sẻ

Vụ "cướp vợ" gây xôn xao tại Sa Pa.

Nhiều người đi đường bất bình lên tiếng can ngăn, có người can thiệp bằng hành động nhưng không có kết quả.

Hình ảnh cô gái trẻ gào khóc, giãy giụa giữa thanh thiên bạch nhật chốn đông người gây chấn động. Có rất nhiều ý kiến xót xa, phẫn nộ, đề nghị cơ quan chức năng ngăn chặn, triệt tiêu hủ tục nói trên.

Vào năm 2017, tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cũng xảy ra hiện tượng bắt vợ được quay clip tung lên mạng xã hội, nhưng không thành công. Đại diện công an, chính quyền và hội phụ nữ đã lên tiếng phản đối hành vi nói trên.

Nhiều luật sư cho rằng hành vi “bắt vợ” trong trường hợp cô gái không đồng ý là vi phạm pháp luật, có thể bị khởi tố về các tội danh “Bắt giữ người trái pháp luật”, hoặc “Cưỡng ép kết hôn”; một số trường hợp có thể vướng tội danh “Hiếp dâm”.

Về phương diện văn hóa ứng xử, hành vi “cướp vợ” không còn phù hợp, trái với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Hành vi dùng vũ lực của số đông nam thanh niên để cưỡng ép một cô gái là phản cảm, thiếu tôn trọng con người, xâm hại đến thân thể, quyền tự do của con người, những quyền cơ bản được Hiến pháp bảo vệ.

Cái “vướng” dẫn đến lúng túng trong xử lý của cơ quan chức năng là hành vi cướp vợ được cho là phong tục, tập quán. Nhiều người giải thích đây là hành vi nhằm “hợp thức hóa” hôn nhân của những cặp đôi yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cản, không có điều kiện cưới hỏi như thông lệ.

Tuy nhiên, hành vi “cướp vợ” dù diễn ra ở bất kỳ hình thức nào, đều là vi phạm pháp luật, do đó cần được đấu tranh loại bỏ.

Thực ra, hiện nay dân trí đã được nâng cao, tục “cướp vợ” không còn phổ biến, nhiều vùng đã bị triệt tiêu. Tuy nhiên, dù còn một trường hợp, chúng ta cũng phải đấu tranh, xóa bỏ.

Để xóa sổ một tập tục đã “ăn sâu bén rễ” trong cộng đồng là điều không đơn giản. Tuy nhiên, những bức xúc và xót xa về tình trạng nhân phẩm con người bị xâm hại sẽ là động lực để chúng ta có những hành động quyết liệt, đồng bộ.

Cộng đồng không thể chấp nhận những cách ứng xử nhân danh tập tục nhưng làm phương hại đến quyền tự do thân thể, tự do luyến ái của con người, trái ngược với xu thế của xã hội văn minh.

cuop vo hu tuc phan cam trong thoi dai 40 Ngày hội kỳ lạ nơi đàn ông có thể cướp vợ của người khác

Suốt trong mùa hội, những người đàn ông trẻ tuổi của bộ tộc thực hiện nghi thức và tranh tài với nhau nhằm thu hút ...

/ https://laodong.vn