Những bác tài bặm trợn, hung hãn, nhếch nhác đang tự đánh rơi nồi cơm của chính mình.
Tài xế trong vụ va chạm: \'Trường Giang phải lên tiếng xin lỗi tôi\' |
Lương thấp hơn cả chạy xe ôm, giáo viên nghỉ dạy đi bán hàng siêu thị |
Các bác xe ôm truyền thống cho rằng mình bị “cướp cơm”. Ảnh minh hoạ: Zing.vn
Đá: Thằng con đang học năm 2 cứ nằng nặc xin đi làm thêm. Tôi khó nghĩ quá.
Đen: Cho nó ra đời đi ông. Đồng tiền phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, nó mới thấy trân trọng bố mẹ. Nhưng làm gì?
Đá: Nó bảo muốn làm tài xế GrabBike.
Đen: Sinh viên làm đầy ra đấy. Vất vả tí nhưng nếu chịu khó thì cũng kiếm được vài triệu 1 tháng.
Đá: Tính toán vậy nhưng nghe liên tiếp các vụ tài xế GrabBike bị đánh hội đồng, tôi hãi.
Đen: Lại chuyện giành khách, tranh bến bãi à?
Đá: Không. GrabBike dùng công nghệ, khách đặt mới đến, cũng không cần bến bãi cố định.
Đen: Chán nhỉ, cùng cảnh kiếm tiền khốn khổ như nhau, có khi mất mạng chỉ vì vài đồng bạc lẻ.
Đá: Mới nhất là vụ tài xế GrabBike bị nhóm xe ôm truyền thống đánh hội đồng tại Hóc Môn (TP.HCM), công an đang điều tra rồi.
Đen: Đây không phải là lần đầu tài “xe ôm công nghệ” bị tài truyền thống đuổi đánh?
Đá: Theo thống kê, mỗi năm có tới vài chục vụ như vậy xảy ra tại TP. HCM.
Đen: Các bác xe ôm truyền thống cho rằng bị “cướp cơm”. Mà có ai “cướp” của các vị ấy đâu nhỉ.
Đá: Thay vì hận thù, ẩu đả, lẽ ra nên đổi mới, không tranh giành, ép khách, “vẽ” đường, chặt chém. Thế mới là cạnh tranh lành mạnh.
Đen: Có người chép miệng bảo đó là sự bất lực của cung cách làm ăn theo kiểu cũ trước cách làm ăn mới.
Đá: Hình ảnh những bác tài bặm trợn, hung hãn, nhếch nhác, thử hỏi còn ai dám lên xe của họ?
Đen: Sẽ đến lúc xã hội ngày càng thiếu thiện cảm, không thích sử dụng dịch vụ truyền thống nữa.
Đá: Hóa ra chính họ đang đánh rơi nồi cơm của chính mình!
http://www.nguoiduatin.vn/cong-nghe-va-truyen-thong-a340710.html