Có nét hoài niệm mang tên Đường Lâm giữa đất Hà Thành

Đường Lâm là cái tên chẳng xa lạ với nhiều bạn trẻ Hà Thành, bởi từ lâu ngôi làng cổ hơn 300 năm tuổi này đã trở thành điểm đến mỗi khi muốn tìm về bình yên giữa cuộc sống bộn bề, xô bồ nơi phố hội. Ở đó có giếng nước, cây đa, mái đình, tiếng chim hót ríu rít trên những mái ngói đỏ rêu phong… hiếm hoi còn được lưu giữ giữa lòng Thủ đô rộng lớn.

Đến làng cổ Đường Lâm như thế nào? Làng Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây là một trong những ngôi làng cổ nổi tiếng không chỉ ở Hà Nội mà trên toàn đất nước, có niên đại hơn 300 năm. Với lối kiến trúc hoài cổ đặc trưng là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai yêu thích trải nghiệm và muốn tìm hiểu nền văn hóa xa xưa của người Việt.

co net hoai niem mang ten duong lam giua dat ha thanh
Lạc vào thế giới xa xưa làng cổ Đường Lâm - Ảnh: Mai Anh

Các bạn có thể chọn một trong các loại phương tiện để di chuyển tới làng tùy theo sở thích và nhu cầu của mỗi người như xe buýt, ô tô, xe máy… Xe máy vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ ham mê khám phá để dễ dàng di chuyển mà không phụ thuộc vào bất cứ ai, đồng thời có thể check-in đủ kiểu trên lộ trình đến với Đường Lâm. Bước qua cánh cửa mua vé tham quan, ngay những bước chân đầu tiên đặt trên đường làng, dường như những ký ức ấu thơ quen thuộc hiện về thật rõ nét. Những tưởng khung cảnh trước mặt chỉ còn là hoài niệm xưa cũ khi nhịp sống đô thị đã lấn lướt mà cuốn ta đi, nhưng Đường Lâm vẫn sừng sững, là một trong những dấu tích nổi bật của thời gian để lại trên mảnh đất Thủ đô. Lối kiến trúc cổ xưa thu hút tại làng cổ Đường Lâm Nếu như ở miền Trung có phố Hội hàng trăm năm tuổi, thì ở Hà Nội làng Đường Lâm cũng chẳng thua kém. Tính tới thời điểm này còn ngôi làng nào vẫn giữ được vẹn nguyên những bức tường cổ xây dựng bằng chất liệu đá ong với những mái nhà đã nhuốm màu rêu phong của thời gian? Để vào làng, du khách đi qua cánh cổng được làm bằng chất liệu gỗ đặc trưng cho kiến trúc làng quê Bắc Bộ với kiểu dáng mái lợp cong cong. Đi sâu vào trong, 2 bên đường làng, nhìn xuống dưới chân là con đường lát gạch mang những nét tinh tế đặc trưng riêng. Bao quanh làng là ao, là nước mang hơi thở dễ chịu, thoải mái tựa như chiếc điều hòa khổng lồ cho không khí cả ngôi làng luôn trong lành thanh mát. Cũng như bao ngôi làng ở Bắc Việt, Đường Lâm được sắp xếp theo bối cảnh cây đa, cổng làng, bến nước, sân đình, ruộng, đình, chùa, miếu… càng khiến cho du khách cảm nhận được sự gần gũi, thân quen chẳng lẫn được vào đâu, còn ngỡ mình là người của thế kỷ trước đang sống điềm nhiên, an nhàn ở chốn thôn quê. Người ta thường đến làng vào mùa hè, khoảng tháng 5, tháng 9 - khi ngôi làng náo nức vào mùa thu hoạch. Trên con đường lát gạch quanh co, trải đầy rơm rạ, những chiếc xe trâu bò thong thả kéo lúa về, bạn cảm thấy mọi ngóc ngách đâu đó phảng phất mùi thơm của đồng, của lúa. Nhưng không vì thế mà chúng ta quên đến thăm Đường Lâm vào mùa đông, khi tiết trời se sắt, khoác trên mình chiếc áo thật ấm, sánh vai nhau đi dạo trên con đường gạch đã cũ; thời gian như ngưng đọng, và khoảnh khắc này ở Đường Lâm mới thật là nên trân quý. Nên đến tham quan nơi nào ở làng cổ Đường Lâm? Đường Lâm là ngôi làng có sự quần tụ của 5 thôn: Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Lâm. Trong đó, điểm nhấn của ngôi làng phải kể đến cổng thôn Mông Phụ được xây dựng từ năm 1833 được giới trẻ chọn làm nơi check-in yêu thích. Bởi vậy điểm tham quan đầu tiên trong chuyến hành trình khám phá làng cổ Đường Lâm chẳng đâu khác là cổng thôn Mông Phụ. Ngắm nhìn lối kiến trúc cổ cong cong với cánh cửa làm bằng chất liệu gỗ, không có gác như những cổng làng nơi khác, một bên là cây đa sừng sững, bạn sẽ cảm thấy thôi thúc hơn bao giờ hết bước chân vào khám phá thế giới bên trong. Tiếp tục cuộc hành trình chúng ta ghé thăm đình làng Mông Phụ. Ngôi đình cổ được xây dựng dưới đời vua Lê Hiển Tông vào năm 1684; thiết kế theo kiểu chữ Công trên một khu đất trống giữa đồi bắt mắt.

co net hoai niem mang ten duong lam giua dat ha thanh
Đình làng Mông Phụ có lối kiến trúc cổ xưa Việt - Ảnh: Anh Thơ

Tản bộ trên đường làng, ta tới nhà thờ công giáo Đường Lâm, là một chốn không thể bỏ qua khi khám phá ngôi làng này. Công trình được xây dựng theo kiến trúc Châu Âu từ năm 1953, tuy nhà thờ đã cũ kỹ và hoen ố theo thời gian nhưng lại càng làm toát lên vẻ đẹp cổ kính oai nghiêm mà không nhiều công trình trên mảnh đất này có được. Đi vòng quanh làng, đưa tay cảm nhận những dãy tường đá loang lổ ố màu, những chiếc cổng nhà khép kín, bầu không khí có một chút mơ hồ, cảm giác nhớ nhung và khó tả. Nếu thấm mệt, bạn có thể dừng chân ghé vào quán nước ven đường, thưởng thức ly chè xanh ấm sực, phiếm vài câu chuyện với người dân địa phương càng thấy được cuộc sống thật thú vị biết bao giữa không gian cổ xưa này.

co net hoai niem mang ten duong lam giua dat ha thanh
Nhâm nhi ly chè xanh cảm nhận cuộc sống làng cổ Đường Lâm.

Giữa biết bao biến động của cuộc sống hiện đại chốn phồn hoa ấy, Đường Lâm - một ngôi làng Việt cổ ở ngoại thành Hà Nội vẫn còn giữ được vẹn nguyên những giá trị quý báu đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Để đạt được điều này, Đường Lâm vẫn không ngừng lặng lẽ và khép kín, chỉ những vị lữ khách có lòng mới có thể bước tới và cảm nhận những gì tinh túy được cất giấu của thời gian.

co net hoai niem mang ten duong lam giua dat ha thanh Khách Tây gợi ý 6 điểm không thể không đến ở Hà Nội

Đường Lâm ít nổi tiếng hơn các khu vực du lịch khác trong nội thành nhưng là một trong những nơi đáng đến, không có ...

co net hoai niem mang ten duong lam giua dat ha thanh Hồ Tây - Dấu xưa còn đây...

Với diện tích lên tới 500ha, độ đa dạng sinh học cao, xung quanh hồ có tới 64 di tích trong đó 21 đình, đền, ...

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Du-lich/883753/co-net-hoai-niem-mang-ten-duong-lam-giua-dat-ha-thanh

/ Hà Nội Mới