Chủ tịch huyện bị kiểm điểm và chuyện bổ nhiệm người tài, người nhà

Đừng tiếc chủ tịch huyện Yên Dũng (Bắc Giang) bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, hãy vui vì một người tài (không phải người nhà) được giữ chức Phó phòng Giáo dục.

Bấy lâu nay, cụm từ “rút kinh nghiệm” ít khi được sử dụng với ngữ điệu nghiêm túc trong giao tiếp. Thậm chí được coi là căn bệnh kinh niên, “tái phát” sau mỗi sự cố, sai phạm.

Bởi vậy, tôi thấy hơi bất ngờ khi một người bạn chia sẻ thông tin ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) bị kiểm điểm rút kinh nghiệm kèm theo tiếng thở dài.

Như tờ Dân trí đã đưa tin, kết luận thanh tra số 1663/KL-UBND về việc quản lý, sử dụng biên chế và bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công chức, viên chức của UBND huyện Yên Dũng của UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ ra rằng việc ông Dũng ký quyết định bổ nhiệm ông Lương Đình Giáp giữ chức Phó trưởng phòng GD&ĐT trước khi ông Giáp được cấp thẩm quyền chuyển từ viên chức sang công chức là không đúng quy định.

Sự việc gây xôn xao, phần vì thời điểm Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ký quyết định bổ nhiệm (23/1/2017) rơi vào dịp cận Tết Nguyên đán (trong khi Quyết định về việc tiếp nhận và điều động công chức với ông Giáp có hiệu lực từ ngày 1/2/2017 - tức ngày mùng 5 Tết Đinh Dậu); phần vì ông Giáp - người vượt qua hơn 20 trường hợp được quy hoạch vào vị trí này trước đó vốn là một giáo viên giỏi, nhà nghèo, không thuộc diện “con ông cháu cha”.

chu tich huyen bi kiem diem va chuyen bo nhiem nguoi tai nguoi nha

Thầy giáo Lương Đình Giáp đã vượt qua hơn 20 trường hợp được quy hoạch vào vị trí Phó phòng Giáo dục trước đó. Ảnh: Dân trí.

Dẫu biết việc ký quyết định sớm là bất đắc dĩ, nhưng nguyên tắc là nguyên tắc, ta không thể lấy lý do cận kề Tết Nguyên đán và chuyện ông Giáp đã đạt yêu cầu sát hạch chuyển từ viên chức sang công chức để “xí xóa” sự vội vàng của vị Chủ tịch huyện. Nên nhớ rằng chính quy định, quy trình khô khan, cứng nhắc trong mắt các bạn chính là căn cứ để xác định, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về bổ nhiệm nhân sự, bất kể đó là công chức “4 ệ”, “5 ệ” hay không có “ệ” nào.

Tôi tin, yêu cầu kiểm điểm chẳng những không khiến ông Dũng cảm thấy “mất tinh thần” mà còn giúp ông rút ra được bài học khi trọng dụng người tài, đức: Thà chậm mà chắc! Chỉ cần ký muộn hơn vài ngày, ông Dũng vừa bảo vệ mình, vừa bảo vệ người được bổ nhiệm khỏi những ồn ào thị phi.

Ở sự việc này, cá nhân tôi lại cảm thấy vui khi nhận ra rằng người tài năng như thầy giáo Giáp luôn có chỗ đứng trong xã hội. Và trong khi cảnh “cả nhà, cả họ làm quan” đang gây nhức nhối thì sự việc kể trên như một thanh âm trong trẻo, gieo cho ta hy vọng vì những người cán bộ có tầm và có tâm trong bộ máy.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

chu tich huyen bi kiem diem va chuyen bo nhiem nguoi tai nguoi nha Quảng Ngãi: Bị ép làm hiệu trưởng?

Dù chưa đủ điều kiện về thời gian giảng dạy, chưa có bằng thạc sĩ theo đúng chuyên ngành nhà trường đang đào tạo, nhưng ...

chu tich huyen bi kiem diem va chuyen bo nhiem nguoi tai nguoi nha Biệt phủ Yên Bái, bổ nhiệm ở Thanh Hóa: Vướng ở đâu?

Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, bởi vướng đến mối quan hệ trên-dưới nên hai vụ việc trên rất khó xử lý.

chu tich huyen bi kiem diem va chuyen bo nhiem nguoi tai nguoi nha Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Khai quật tử thi thành công nhờ kế hoạch điệu hổ ly sơn (Kỳ 4)

Chỉ có duy nhất một biện pháp đó chính là khai thuật tử thi, xét nghiệm thì mới có thể có đáp án cho những ...

http://www.nguoiduatin.vn/chu-tich-huyen-bi-kiem-diem-chuyen-bo-nhiem-nguoi-tai-nguoi-nha-a343154.html

/ Trương Chi/nguoiduatin.vn