Cho phép phá sản ngân hàng kiểm soát đặc biệt, hiệu lực từ 15/01/2018

Chiều 20/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi. Theo đó, luật sửa đổi này sẽ có hiệu lực từ 15/01/2018, với quy định mới nhất là cho phép phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

thieu co che dac thu sai gon tu sam uat tro nen tram uat

Về con số cụ thể, có 444 đại biểu tham gia phiên họp chiều 20/11, đạt 90,43% số đại biểu tham gia biểu quyết. Có 436 đại biểu đã bỏ phiếu tán thành thông qua sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi, đạt tỷ lệ tán thành là 88,8%.

Trong Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi đã được thông qua, có 5 phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Bao gồm: Phương án phục hồi, Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, Phương án giải thể, Phương án chuyển giao bắt buộc, và Phương án phá sản.

Trong 5 phương án này, phương án phá sản là mới nhất, lần đầu được luật hóa.

Theo quy định của phương án này, NHNN sẽ là cơ quan trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, sau khi đã xác định tổ chức tín dụng này đã lâm vào tình trạng phá sản.

Khi Chính phủ đồng ý chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trong thời hạn 30 ngày sau đó, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt…. trình NHNN.

NHNN sẽ có trách nhiệm xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án được đệ trình này, sau đó tiếp tục trình Chính phủ phê duyệt phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Nội dung của phương án phá sản tổ chức tin dụng bị kiểm soát đặc biệt bao gồm các yêu cầu cơ bản sau:

Đánh giá thực trạng và quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản.

Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.

Phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân; Lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản.

Khi được chấp thuận tổ tổ chức phá sản tổ chức tín dụng, NHNN là cơ quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung tại phương án phá sản đã được phê duyệt. Bao gồm cả việc yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Trường hợp cần thiết, NHNN trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án phá sản.

thieu co che dac thu sai gon tu sam uat tro nen tram uat Agribank dồn dập muốn thoái vốn ở công ty vàng, du lịch

Ngân hàng này muốn bán đấu giá hơn 61% cổ phần tại Công ty Vàng Agribank và 25% cổ phần ở Công ty du lịch ...

thieu co che dac thu sai gon tu sam uat tro nen tram uat VietinBank có lợi nhuận dẫn đầu ngành Ngân hàng

Trong Bảng xếp hạng Profit500 - Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất 2017, VietinBank nằm trong Top 10 và là ngân hàng chiếm ...

thieu co che dac thu sai gon tu sam uat tro nen tram uat Ngân hàng JPMorgan Chase bị Thụy Sĩ phạt vì rửa tiền

Chi nhánh Thụy Sĩ của ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase vừa bị cơ quan quản lý tài chính (FINMA) của Thụy Sĩ phạt vì rửa ...

(http://viettimes.vn/cho-phep-pha-san-ngan-hang-kiem-soat-dac-biet-hieu-luc-tu-15-01-2018-146703.html)

/ Theo Trọng Nhân/Viettimes.vn