Cho các phương tiện khác \"chung làn\" buýt nhanh là sự thất bại của BRT

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị đề xuất thành phố Hà Nội cho phép xe buýt thường và các phương tiện khác dùng chung làn với xe BRT có thể coi là thất bại ban đầu của loại hình buýt nhanh này tại Hà Nội.

cho cac phuong tien khac chung lan buyt nhanh la su that bai cua brt
Bất ngờ đề xuất cho xe đi vào làn đường buýt nhanh BRT.

Mới đây, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị đề xuất TP. Hà Nội cho phép các tuyến buýt thường được sử dụng chung làn đường dành riêng của tuyến buýt nhanh BRT 01 (bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã) từ 4h sáng đến 23h, các phương tiện khác được sử dụng đường BRT từ 23h đến 4h sáng hôm sau.

Vấn đề này ngay sau đó nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ độc giả. Nhiều người cho rằng, để các phương tiện khác đi vào làn BRT rất dễ xảy ra xung đột giao thông hoặc dễ gây tai nạn khi buýt thường đi vào làn BRT (bên trái) nhưng lại đón, trả khách bên phải đường.

Ngoài ra, để BRT một mình một đường là “chưa hợp lý”, bởi trước đó, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã có ý kiến nghiên cứu để buýt thường cũng như các phương tiện khác được đi vào làn riêng của BRT.

Độc giả Lê Mạnh Cường cho hay: "Hãy ra đường Tố Hữu vào 8h sáng sẽ thấy ngay thôi. Khi xe buýt thường chạy cắt mặt có ổn không, hay sẽ gây ra nhiều vụ tai nạn. Xin đừng tô vẽ cho BRT nữa".

Liên quan vấn đề này, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, việc xác định phương án tuyến BRT ban đầu chưa phù hợp dẫn đến mất nhiều thời gian nghiên cứu điều chỉnh. Theo đó, Hà Nội đã khá vội vàng khi chưa phân tích, đánh giá đầy đủ về thực trạng giao thông Thủ đô khi bắt đầu triển khai BRT.

Chính những điểm bất cập ấy đã thể hiện trên thực tế, như lưu lượng giao thông đi vào làn BRT hiện tại rất lớn. Bên cạnh đó, tuyến đường này song song với tuyến đường sắt đô thị đang thi công cùng một thời điểm, cùng một trục đường đã làm ảnh hưởng đến tình hình giao thông thủ đô, gây nguy cơ ùn tắc cao, khó bố trí làn đường riêng cho BRT và khó đưa ra các giải pháp giảm thiểu xung đột tại các nút giao cắt, nút quay đầu.

Chia sẻ với Lao Động ngày 28.2, PGS.TS Bùi Công Minh - chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị (trường ĐH Bách Khoa TP.HCM) cho hay, việc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị đề xuất thành phố Hà Nội cho phép xe buýt thường và các phương tiện khác dùng chung làn với xe BRT cũng có thể coi là thất bại ban đầu của loại hình buýt nhanh này tại Hà Nội.

"Làn dành riêng cho buýt nhanh mà để các phương tiện khác đi vào sẽ mất ý nghĩa ban đầu của BRT; khi đó nó trở thành tuyến buýt bình thường và chắc chắn sẽ không hấp dẫn. Để có các phương tiện khác đi vào làn BRT là sự thất bại, càng nhiều phương tiện đi, thất bại càng lớn hơn", PGS.TS Bùi Công Minh cho hay.

cho cac phuong tien khac chung lan buyt nhanh la su that bai cua brt Đề xuất các phương tiện đi vào làn BRT từ nửa đêm đến rạng sáng

Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) đề xuất cho các phương tiện có thể được di ...

cho cac phuong tien khac chung lan buyt nhanh la su that bai cua brt BRT- không phải chỉ “chưa hợp lý”

Hoặc chịu không nổi, hoặc cực chẳng đã, hoặc không thể không thấy, hoặc phải có việc để làm, hoặc... gì gì đó, Trung tâm ...

/ Báo Lao Động