Chê tên lửa PK Nga, hãy nhớ lại Chiến tranh Việt Nam

(Bình luận quân sự) - Các phi công Mỹ đã bỏ máy bay để nhảy dù thoát thân khi trông thấy tổ hợp tên lửa phòng không Xô Viết phóng tên lửa...

Cách đây không lâu chúng tôi đã gửi tới bạn đọc loạt bài viết tương đối chi tiết về Lực lượng phòng không Việt Nam cả quá khứ, hiện tại và tương lai của Xergey Linnhik.

Nhưng hôm nay vẫn xin giới thiệu thêm một bài viết nữa có liên quan đến chủ đề này của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc ValdimirTuchkov nhân có nhiều bài “phân tích” về các tổ hợp tên lửa phòng không Nga trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sẽ có nhiều thông tin lặp lại, xin bạn đọc thông cảm. Bài đăng trên “Svobodanaia Pressa” ngày 14/10/2018.

che ten lua pk nga hay nho lai chien tranh viet nam

Trên ảnh: khẩu đội tổ hợp tên lửa phòng không S-75 (Ảnh: Nhikolai Akimov/TASS)

Trong thời gian gần đây, có nhiều “chuyên gia” và “diễn giả” nhấn mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn là các tổ hợp tên lửa phòng không Nga chắc gì đã có thể gây được một tổn hại nào đó đáng kể cho các máy bay tiêm kích- tàng hình Mỹ.

Trước hết, đó là kiểu máy bay được cho là lý tưởng - F-35. Bởi vì, như các “chuyên gia” nhấn mạnh, dù Nga đã cung cấp cho Quân đội Syria các hệ thống Nga S-300, thế nhưng các “máy bay tàng hình” Israel vẫn tiếp tục ngang nhiên công kích vào bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Syria mà không hề bị trừng phạt. Không những thế, tất cả các tổ hợp phóng S-300 sẽ bị các đòn công kích từ trên không hủy diệt chỉ trong thời gian ngắn sắp tới.

Chưa hết, một số “nhà phân tích” thậm chí cũng chẳng coi hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga ra gì. Và họ dẫn ra một loạt những “bằng chứng thép” để khẳng định: một khi “Triumph” (S-400) đã có mặt ở Syria từ lâu nay mà vẫn chưa hạ được máy bay nào, chưa đánh chặn được một tên lửa nào, thì điều đó có nghĩa là “những khả năng xuất sắc” của S-400 chẳng qua chỉ là những sản phẩm “hư cấu”, “ảo ảnh”, “quả bóng rỗng” do của bộ máy tuyên truyền của Điện Kremlin thổi phồng lên mà thôi.

Và tất cả chỉ bởi vì người Nga: “không có khả năng sáng tạo ra một cái gì đó đáng giá. Họ (người Nga) chỉ có thể ăn cắp công nghệ của Mỹ, thế nhưng ngay đến cả chuyện sao chép (công nghệ) cũng không làm cho ra hồn”.

Có thể tìm ra câu trả lời xác đáng cho những “nhận định” này nếu thực hiện một chuyến tham quan về một giai đoạn lịch sử không quá xa xôi.

Khi đó, tại Việt Nam, các tổ hợp tên lửa phòng không “có từ trước công nguyên” của Nga đã làm cho các phi công lái các máy bay tiêm kích “lý tưởng” Mỹ sợ đến nỗi mà họ bật ghế nhảy dù khỏi các máy bay chiến đấu còn nguyên vẹn ngay sau khi nhìn thấy tên lửa phòng không Bắc Việt phóng lên.

Chiến dịch không kích của Không quân Mỹ vào lãnh thổ Bắc Việt Nam bắt đầu vào tháng 2/1965. So sánh lực lượng không quân của hai đối thủ lúc đó chênh lệch đến nỗi làm người ta có cảm giác rằng những gì sót lại từ lực lượng Không quân quá ư nhỏ bé của Việt Nam sau một tuần chỉ còn là những ký ức.

Không quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt Nam) chỉ có trong trang bị 60 máy bay. Chủ yếu là các máy bay Trung Quốc sao chép máy bay tiêm kích cận âm Xô Viết MiG-17, một số máy bay ném bom chiến trường Il-28.

Còn người Mỹ, để chuẩn bị cho chiến dịch can thiệp đường không, họ đã dành hơn một năm để khôi phục lại các căn cứ không quân trong khu vực và xây dựng thêm các căn cứ không quân mới. Chưa hết, người Mỹ còn điều đến Vịnh Bắc Bộ 2 tàu sân bay.

Kết quả là Mỹ đã xây dựng được một quả đấm không quân cực mạnh (để tấn công Bắc Việt Nam) với gần 1.000 máy bay các kiểu khác nhau- máy bay tiêm kích, máy bay ném bom, máy bay cường kích, máy bay trinh sát, máy bay tuần tiễu radar, máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu.....

Về sau thì ngay cả máy bay ném bom chiến lược B-52 cũng được huy động vào trận.. Tổng cộng , từ năm 1965 đến năm 1973 người Mỹ đã điều gần 5.000 máy bay đến chiếc cối xay thịt Việt Nam.

Kiểu máy bay được sử dụng nhiều nhất là các máy bay tiêm kích- ném bom F-100 và F-105. Kiểu máy bay hiện đại nhất vào thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh đường không chống Bắc Việt là F-4 Phantom II- Các “Con Ma” (Phantom) này vừa có thể chiếm ưu thế trên không, vừa có thể tấn công các mục tiêu dưới mặt đất, vừa có thể tiến hành các chuyên bay trinh sát.

Ngoài ra, F-4 có tốc độ siêu âm kỷ lục- 2.400km/h, và cũng có trần bay kỷ lục đối với các kiểu máy bay tấn công- tới 19.000m, và có cự ly tác chiến rất đáng nể- tận 2.400km.

Hoàn toàn dễ hiểu là vào những ngày đầu cuộc chiến tranh đường không, các phi công Mỹ đã có những chuyến dạo chơi nhẹ nhàng vào hậu phương của đối phương, bởi vì không có gì đe dọa họ ở trên không. Các máy bay Mỹ thường bay ở dải độ cao 4.000- 5.000m, tức ở những độ cáo mà pháo phòng không Việt Nam không thể với tới. Bom được cắt khi máy bay đang bay ở tốc độ siêu âm, và sau đó các máy bay ném bom Mỹ “bình yên”quay trở về căn cứ của mình.

Tình thế thay đổi đột ngột vào ngày 24/7/1965, khi tổ hợp tên lửa phòng không S-75 “Dvina” được sử dụng lần đầu tiên trên đất Việt Nam. Vào ngày hôm đó các chiến sỹ tên lửa phòng không đã phóng 4 quả tên lửa, hạ 3 “Phantom”.

Người Mỹ buộc phải thay đổi chiến thuật – bỏ chiến thuật “ngạo mạn” của mình và chuyển sang áp dụng chiến thuật khác “cẩn thận hơn” do tổ hợp tên lửa phòng không có khả năng “không bắn trượt”. Tốc độ của máy bay mục tiêu đối với “Dvina” hoàn toàn không là vấn đề- nó (“Dvina”) có thể bắn hạ các mục tiêu đang bay với tốc độ 2.300km/h.

Tất nhiên, tốc độ của “Phantom” vượt ngưỡng này tới 100km/h (tức 2.400km/h như đã nói ở trên)

che ten lua pk nga hay nho lai chien tranh viet nam Không chỉ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bị tấn công, hacker không chừa một ai

Rất nhiều vụ tấn công mạng gây chấn động Việt Nam và thế giới, chứng tỏ công tác bảo mật có rất nhiều lỗ hổng.

che ten lua pk nga hay nho lai chien tranh viet nam HLV Park Hang-seo: "Kinh nghiệm là điểm mạnh của Việt Nam ở AFF Cup"

HLV Park Hang-seo, đội trưởng Nguyễn Văn Quyết và Lương Xuân Trường dự cuộc trao đổi thông tin với báo chí vào sáng 15/10 trước ...

che ten lua pk nga hay nho lai chien tranh viet nam Đại gia Thanh Hóa sở hữu nghìn tỷ đồng, giàu bậc nhất Việt Nam

Trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam có nhiều gương mặt nổi bật đến từ vùng đất Thanh Hóa.

.

che ten lua pk nga hay nho lai chien tranh viet nam

/ http://baodatviet.vn