Việc một công ty dầu khí Nhật Bản tham gia thị trường bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam với hình thức rất được lòng người Việt đang dấy lên dư luận về việc các công ty của Việt Nam sẽ đi theo vết xe của taxi truyền thống, tạo nên một môi trường cạnh tranh tai tiếng?
Bắt đầu từ ngày 5/10 vừa rồi, Công ty xăng dầu Nhật Bản Idemitsu Kosan đã chính thức đưa vào hoạt động trạm xăng IQ8 tại khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội.
Cây xăng IQ8 ở khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội.
Chỉ sau 10 ngày bắt đầu bán xăng, rất nhiều hình ảnh và thông tin về cây xăng này đã lan ra khắp cả nước. Không chỉ công nhân trong khu công nghiệp đến đây đổ xăng mà cả những người đi qua thôi cũng muốn vào; vừa để đổ xăng mà cũng vừa để mục sở thị cây xăng Nhật đầu tiên này.
Thật sự, cây xăng Nhật đã và đang tạo được một dư luận rất tốt bởi thái độ phục vụ, sự chính xác đến từng tí một khi bơm xăng… Và đó cũng là điều làm cây xăng này được đánh giá cao hơn tất cả các cây xăng khác của Việt Nam.
Nhưng liệu các công ty bán xăng, dầu của Việt Nam có chấp nhập việc sẽ bị lép vế trong tương lai không? Đó là một điều khó có thể trả lời ngay vào thời điểm hiện tại nhưng, với những động thái gần đây của các công ty Việt, đặc biệt là Petrolimex thì thời gian sắp tới sẽ hứa hẹn nhiều diễn biến hấp dẫn.
Cụ thể, việc Petrolimex treo băng rôn, khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mà theo lời giải thích của lãnh đạo Petrolimex thì việc treo băng rôn, khẩu hiệu là một hoạt động hưởng ứng chương trình “Tự hào hàng Việt” tháng 10 của Bộ Công thương.
Nhưng dư luận lại không cảm thấy thoả mãn với lời giải thích đó của Petrolimex, nhất là sự việc xảy ra khi mà cây xăng của Nhật đang nổi như cồn, trên khắp các trang mạng xã hội xuất hiện hình ảnh, bình luận mang tính chất so sánh giữa cây xăng Nhật Bản và cây xăng của Petrolimex.
Theo đó, tồn tại một sự khác biệt vô cùng lớn, cực kỳ rõ ràng giữa màu sắc của xăng, thái độ phục vụ, rồi cả số lượng xăng được đổ cùng một giá tiền… Vậy, không thể phủ nhận việc các cây xăng của Petrolimex đang bị người tiêu dùng gạt bỏ sang một bên để đi mua xăng ở cây xăng Nhật Bản kia.
Rồi tiếp theo đó là tin đồn (cơ quan chức năng đang điều tra, xử lý) Hiệp hội xăng dầu Việt Nam đề nghị cấm cán bộ, công chức mua xăng ở cây xăng Nhật Bản. Tất nhiên đây là tin đồn và đã được Chủ tịch Hiệp hội – ông Phan Thế Ruệ đính chính lại.
Cũng theo ông Ruệ, để tạo môi trường cạnh tranh quyết liệt nhưng lành mạnh giữa các doanh nghiệp xăng dầu theo đúng bản chất kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng giá và chất.
Nhưng Nhà nước lại vẫn đang nắm trong tay giá cơ sở, từ đó quyết định giá bán lẻ. Điều này dẫn đến một thực tế là việc cạnh tranh trong ngành buôn bán xăng dầu chỉ tập trung ở khâu bán buôn.
Cùng quan điểm với Hiệp hội xăng dầu Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp xăng dầu trong nước cũng đã đề nghị nên để doanh nghiệp tự quyết định giá bán lẻ. Có như vậy, môi trường cạnh tranh mới lành mạnh.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế. Việc tăng giá xăng dầu đã được làm nhiều lần, người dân vẫn sẽ có phản ứng bởi chẳng ai thích tiêu tiền túi cả. Nhưng người dẫn vẫn mua, đắt vẫn mua. Nhưng một yếu tố quan trọng có thể khiến giá xăng rẻ mạt nhưng chẳng ai mua: Đó là thái độ phục vụ của người bán hàng.
Về độ chính xác ở cây xăng Nhật Bản cũng là một điểm nổi bật, họ đổ xăng chính xác tới 0,01 lít! Còn các cây xăng của Việt Nam? Mỗi nơi một kiểu, thậm chí còn tuỳ cảm hứng của người đổ xăng. Hôm nào vui vẻ, họ còn đổ hơn tí chút, nhưng gặp hôm "giở giời" thì xăng đổ thiếu, mặt mũi thì cau có.
Do đó, để tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho ngành bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam không phải chỉ phụ thuộc vào việc Nhà nước quản lý hay không, giá cơ sở ra sao mà điều cốt lõi chính là thái độ làm việc của nhân viên.
Người dân có thể không muốn phải mua xăng, dầu đắt nhưng họ sẵn sàng chi tiền nếu được phục vụ chu đáo.
Vì sao người Nhật cúi đầu chào khi qua Việt Nam bán xăng
Tôi bắt taxi ở Nhật và rất ngạc nhiên vì tài xế cứ khom người chào nhưng lại không mở cửa cho tôi lên xe. |
Người Nhật bán xăng - đừng cứ tung hô hình thức!
Câu chuyện “người Nhật bán xăng” được dư luận bàn tán mấy ngày qua chủ yếu tập trung vào hình ảnh: Ông chủ người Nhật, ... |
Khai tử xăng RON 92, đến thời xăng E5 “trỗi dậy”
Đến đầu năm 2018 sẽ chuyển sang sử dụng xăng sinh học E5, theo đánh giá của giới chuyên môn cần có mức giá hấp ... |
http://vtc.vn/cay-xang-nhat-ban-tai-viet-nam-nhac-nho-2-dieu-cot-loi-de-canh-tranh-d357389.html