Ỷ chị gái được chúa Trịnh Sâm yêu chiều, Đặng Lân coi thường kỷ cương phép nước, làm những chuyện dâm ác kinh hoàng, thậm chí là lấy được cả con gái yêu của chúa.
Hung ác, hoang dâm nhất thời phong kiến
Đặng Lân (hay Đặng Mậu Lân) là em ruột Tuyên phi Đặng Thị Huệ - người được Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739 - 1782) rất sủng ái.
Đặng Thị Huệ sinh ra trong nhà nghèo khó ở làng Phù Đổng (huyện Đông Anh, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội). Lớn lên, Huệ được tuyển vào cung làm nữ tỳ. Một hôm, Tiệp dư Trần Thị Vinh sai Huệ bưng một khay hoa đến trước mặt chúa Trịnh Sâm, thấy Huệ xinh đẹp, chúa đem lòng sủng ái.
Cũng từ đây, em trai bà là Đặng Lân ỷ có chỗ dựa vững chắc mà làm càn. Lân cùng chị của mình đã gây ra sóng gió và tai ương vô cùng lớn cho cả miền Đàng Ngoài từ năm 1774 – 1782.
Lân là kẻ tính tình hung ác, đam mê tửu sắc, là một con quỷ dâm dục khiến đàn bà, phụ nữ ở thành Thăng Long không ai là không khiếp sợ. Đặng Lân xuất hiện ở đâu là đàn bà, phụ nữ ở đó phải vội vàng lẩn trốn.
Khi đoàn người ngựa của Đặng Lân đến ngang bến Nứa thì thấy dân khu phố Đường Nhân, phường Đông Các và lân cận kêu la chạy trốn:
- Coi chừng, coi chừng, cậu Trời, cậu Trời.
Hình tượng "Cậu Trời" Đặng Lân trên phim ảnh.
Rồi tiếp theo tiếng hàng phố đóng cửa, dọn quầy hàng, tiếng đàn bà, con trẻ gọi nhau trốn chạy. Thoáng chốc, con đường đông đúc vắng tanh, rồi đến tiếng vó ngựa dồn dập trên đường cùng tiếng quát tháo của bọn thị vệ tiên phong.
Từ ít lâu nay, dân Kẻ Chợ và vùng lân cận mỗi khi nghe tiếng cậu Trời đều khiếp đảm. Mỗi khi Lân đi ra ngoài, đem theo đến hàng mấy chục con chó săn, con nào cũng đeo nhạc vàng, khoác áo thêu, hét trước hò sau, lấp cả đường lối.
Đặng Lân thường mang theo một chú nhỏ khoảng 13 tuổi không biết họ tên, ai cũng chỉ gọi là “thằng nhỏ”.
Thằng nhỏ thuộc dạng tinh khôn, nó là tai mắt của cậu Trời, hay đi dò xét khắp nơi, hễ thấy đâu có gái đẹp là nó mách chủ nó. Chủ nó lại đến bắt người đẹp mang đi.
Vậy vẫn chưa xong, đám người đi theo cậu Trời thường mang theo một trướng gấm. Đi đường bắt được thiếu nữ nào, chúng vội căng trướng gấm chi chủ hiếp nạn nhân. Nạn nhân ít khi còn toàn vẹn thân thể, có thể mất mạng.
Bọn người cậu Trời hoành hành, nhân dân ca thán, nhiều đơn kiện đến phủ Chúa nhưng chẳng có gì thay đổi. Cậu Trời vì thế càng lộng hành.
Còn Ngô Thì Chí viết trong Hoàng Lê nhất thống chí: “Đặng Mậu Lân này vốn là một tên hung bạo, từ khi Thị Huệ được chúa yêu dấu Lân lại càng ỷ vào thế chị để làm những việc càn rỡ.
Hết thảy áo quần, xe kiệu của y, nhất nhất đều rập kiểu theo đúng như của vua chúa. Thường ngày, Lân vẫn đem theo vài chục tên tay sai, cầm gươm vác giáo đi nghênh ngang khắp kinh ấp.
Thường thường Lân đem vài chục thủ hạ võ trang, đi nghinh ngang khắp kinh đô. Hễ gặp võng lọng, bất kì quan quân lớn nhỏ, chức tước gì, Lân cũng kiếm chuyện đánh một trận để làm nhục chơi. Được thế Lân lấy làm khoái trá. Đàn bà, con gái qua đường, người nào Lân vừa bụng, tức thì sai quân bắt vào hãm hiếp.
Ai không chịu, Lân xẻo luôn đầu vú. Chồng hoặc cha kẻ bị nạn, nếu dám hé răng kêu ca, lập tức Lân sai quân vặn gãy răng, hoặc cũng có người bị đánh đến chết. Người thiên hạ sợ Lân hơn sợ beo sói.
Ép Chúa gả con gái ‘rượu’, giết Sử Trung Hầu
Không chỉ hoang dâm, tàn bạo ở bên ngoài, Lân còn chẳng sợ gì Chúa. Y còn đủ khả năng để khiến Chúa Trịnh Sâm phải gả con gái cưng cho mình.
Hoàng Lê Nhất Thống Chí ghi lại, công chúa Ngọc Lan là cô con gái yêu quý nhất của chúa Trịnh Sâm và Nguyên chính phi Hoàng Thị Ngọc Khoan.
Ngọc Lan vóc người yếu đuối, từ nhỏ vẫn ở trong cung thuỷ tinh, kiêng nắng, kiêng gió. Nơi Ngọc Lan ở, chúa bắt thị tỳ phải nói năng sẽ sàng để cho nàng khỏi giật mình.
Khi Ngọc Lan đã lớn, mỗi lần vào thăm chúa, chúa đều cho phép cùng ngồi với mình như lúc còn bé. Phàm những điều Ngọc Lan cầu xin chúa, không có lời nào là không được.
Một hôm Đặng Thị Huệ hỏi con gái yêu của chúa là Ngọc Lan cho Lân, Chúa có ý không chịu, Huệ bắt đầu giận dỗi. Thì ra trong một lần công chúa đi vi hành, Lân vô tình nhìn thấy, y định bắt hãm hiếp nhưng bầy tôi can ngăn vì đó là con gái “rượu” của Chúa.
Từ đó, Lân rắp tâm cùng chị ép chúa gả con gái. Còn Ngọc Lan chỉ mới nhìn thấy Đặng Lân một lần từ xa, nhưng chuyện về y thì người hầu vẫn kể cho công chúa nghe nên vô cùng khiếp sợ.
Sợ phật ý vợ yêu, Chúa Trịnh Sâm đành phải nhận lời gả con gái để rồi cô công chúa đáng thương phải chịu cuộc đời bi kịch.
Từ khi Chúa đồng ý gả cho Lân, Ngọc Lan thấy Chúa thật đáng trách. Nhưng sau đó vì lòng hiếu thảo, công chúa buộc phải nghe lời. Song, nỗi lo sợ Đặng Mậu Lần ngày càng lớn.
Vì rõ bản tánh mất nết của Đặng Lân, Chúa Trịnh Sâm rất xót con, bèn lấy cớ rằng Ngọc Lan còn bệnh đậu mùa chưa khỏi hẳn, để không cho phép Đặng Lân hợp cẩn.
Chúa Trịnh Sâm vì thương vợ nên nhiều lần dung túng cho Lân làm bậy.
Chúa cử nội giám Sử Trung đi theo để bảo vệ Công chúa, không cho Lân tới gần. Lân rất tức giận, xấc láo nói: "Chúa bảo con gái là tiên dưới trần, nhưng ta coi ra, thật không bằng con bé ở xách giày nhà ta, có quý hóa gì?
Đây ta không phải ham gì nhan sắc của nó, nhưng tốn kém mất bao nhiêu tiền của mới lấy được một con vợ, nếu không ra hồn thì cũng phải vần một trận cho nẫu nhừ ra như bùn, để đền đắp lại sự phí tổn, rồi bấy giờ sẽ tống cổ nó đi.
Còn mày, mày muốn sống muốn tốt thì hãy tìm đường kiếm nẻo mà bước đi. Kẻo nữa lại kêu ta không bảo trước".
Đặng Lân quát và bắt nội giám Sử Trung đi chỗ khác, nhưng ông khăng khăng không chịu vì đã nhận lệnh Chúa.
Một lần không thể kiềm chế, Lân tuốt gươm chém chết Sử Trung.
Đặng Lân còn quát lớn: "Chúa là cái quái gì? Mày thử về hỏi Chúa mày xem, nếu ở hoàn cảnh như ta thì liệu Chúa mày có chịu nổi không?”.
Thậm chí, không những không sợ hãi, Lân còn tuốt gươm đứng chắn ở cửa quát: "Đứa nào dám vào đây thì chết ngay".
Lân sai lính đóng chặt cửa dinh, ra lệnh trong ngoài không ai được ra vào, định ngầm thủ tiêu cái thây Sử Trung.
Ngọc Lan nghe chuyện, sợ quá, lập tức bảo một thị nữ chui qua một lỗ hở nhỏ chạy về phủ Chúa báo tin.
Nghe tin dữ, Chúa tức giận sai Quận Huy Hoàng Đình Bảo đem quân bao vây, tróc nã mới bắt được Lân. Chúa lập tức giao xuống cho đình thần nghị án. Triều thần bèn tâu: "Giết sứ giả nhà Chúa, tội đáng chém bêu đầu".
Tuyên phi Đặng Thị Huệ nghe tin, gào khóc với Chúa xin chết thay em. Cuối cùng, Chúa không thể xử theo luật, đành theo tình riêng, giảm tội chết xuống thành tội đi đày ở châu xa.
Đình thần họp bàn mãi, sau cùng xin Phi đầy Lân ra ở An Quảng. Lân xếp dọn nhà cửa, mặc áo tù đi ra khỏi kinh, nhà chức sự sắm sẵn xe thuyền ở bến sông Nhị Hà.
Y đem theo nàng hầu vợ lẽ rất nhiều, tiếng đàn sáo véo von không dứt. Ra đến nơi, quan địa phương phải làm nhà cửa cho y ở.
Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), chúa Trịnh Sâm qua đời, con của Tuyên phi là Trịnh Cán lên ngôi chúa, nhưng chỉ ở ngôi được một tháng thì bị binh lính Tam phủ phế truất, đập phá nhà cửa, giết Quận Huy cùng thân thuộc phe cánh.
Họ đón Trịnh Tông lên ngôi chúa và từ đó, nhóm lính trên (sử cũ gọi họ là Kiêu binh) ngày càng càn rỡ, không ai trị nổi.
Phe cánh Đặng Thị Huệ bị truy lùng, trả thù và bà bị truất xuống thứ nhân. Còn Đặng Lân bị bắt bỏ ngục rồi nhịn ăn mà chết vào khoảng năm 1782.
Vị chúa Trịnh nào phải đào hầm để sống vì sợ sấm ?
Mắc bệnh “kinh quý”, phải đào hầm để sống không hề ra ngoài, rồi dẫn đến bị người em chiếm ngôi chúa, bị giam ở ... |
Cuộc đời ly kỳ của ông vua lên ngôi nhờ giấc mộng của người khác
Lê Hiển Tông là vị vua có số phận ly kỳ bậc nhất sử Việt. Khi đang là tù nhân, ông bỗng nhiên được lên ... |
Vị quan xử án công tâm khiến chúa Trịnh Sâm không thể bênh
Dưới triều Lê có vị quan xử án công minh, sẵn sàng kết tội cả tay chân của Tuyên phi Đặng Thị Huệ. |