Những người mắc phải hội chứng hiếm gặp này ảo tưởng rằng họ thật sự đã chết, tay chân không hoạt động, cơ thể thối rữa và các cơ quan nội tạng không còn tồn tại.
Những triệu chứng kỳ quái
Cho tới giờ, ông Graham Harrison vẫn không thể nào quên 9 năm sống trong địa ngục khi không thể thoát khỏi ý nghĩ rằng mình là một xác chết mặc dù vẫn thở hằng ngày.
Những điều kỳ quái trong cơ thể ông bắt đầu xuất hiện sau thời gian chống chọi với trầm cảm nặng. Ông bỗng cảm thấy bộ não của mình đã chết hay mất đi đâu đó. Ông từ chối ăn uống, không thiết hút thuốc hoặc tương tác xã hội bởi thấy "chẳng có nghĩa lý gì khi đã chết". Graham còn thường xuyên đến thăm nghĩa trang địa phương vì cảm thấy nó hợp với mình.
"Tâm trí của tôi trống rỗng. Tôi không thể giữ bất kỳ thông tin nào trong đó. Tôi không lấy làm vui vẻ từ bất cứ điều gì.Tôi không muốn đối diện với ai khác", Graham nói. "Tôi từng vô cùng yêu thích chiếc xe của mình nhưng giờ còn không muốn đến gần nó. Tất cả những gì tôi muốn là đi thật xa. Thật khó để giải thích cụ thể, tôi cảm thấy như bộ não của tôi không còn tồn tại. Tôi chỉ biết nói với các bác sĩ rằng các viên thuốc không làm tôi tốt hơn".
Đau khổ vì trầm cảm trầm trọng, anh đã cố tự sát bằng cách lấy một thiết bị điện cùng với anh vào bồn tắm.
Cuối cùng, sau nhiều phân tích, các bác sĩ đã chẩn đoán Hội chứng Cotard, còn gọi là hội chứng rối loạn đi bộ hay “xác chết biết đi”.
Ông Graham Harrison từng có 9 năm sống như một “xác chết”.
Căn bệnh được đặt tên dựa theo Jules Cotard - nhà thần kinh học người Pháp ở thế kỉ 19. Vào năm 1889, ông đã đưa ra trường hợp đầu tiên về người bệnh mắc phải hội chứng tâm thần này - Mademoiselle X với các biểu hiện bất thường: không có não, dây thần kinh, ngực và dạ dày. Bệnh nhân tin rằng cô sẽ bất tử nên không ăn, uống. Cuối cùng, người phụ nữ này chết do tuyệt thực.
Hội chứng hiếm gặp nhất thế giới
Hội chứng Cotard là một trong những hội chứng rối loạn tâm thần kì lạ và hiếm gặp nhất thế giới.
Những người mắc hội chứng Cotard nghĩ rằng họ đã chết, rằng sự tồn tại của họ chỉ là ảo giác với cơ thể trống rỗng, hoàn toàn không có trí tuệ và quá trình nhận thức.
Theo các bác sĩ, hội chứng Cotard là một dạng cực đoan của chứng trầm uất và người ta cũng coi nó là hậu quả phụ của các dạng rối loạn tâm thần. Nó có thể xuất hiện cùng với chứng mất trí nhớ, cũng như những trục trặc ở não. Hội chứng Cotard cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân tâm thần phân lập.
Graham trở thành bệnh nhân mắc hội chứng Cotard đầu tiên được quét não. Các bác sĩ phát hiện mức độ hoạt động ở vùng trán và thùy đỉnh vốn liên quan đến chức năng vận động, trí nhớ, thông tin cảm giác là rất thấp, tương tự người sống thực vật.
"Tôi đã phân tích hình chụp não suốt 15 năm nhưng chưa thấy ai có hoạt động não thấp như thế mà vẫn đi đứng, giao tiếp bình thường", nhà thần kinh học Steven Laurey tại Đại học Liege (Bỉ) cho biết. "Chức năng não của Graham giống người đang được gây mê hoặc ngủ".
Graham thường xuyên đến nghĩa trang vì cảm thấy nó hợp với mình.
Bên cạnh đó, vùng hạch hạnh nhân của não kém hoạt động khiến bệnh nhân hội chứng Cotard mất khả năng nhận mặt.
Để điều trị hội chứng xác chết biết đi, các bác sĩ sử dụng sốc điện bên cạnh thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần để kiểm soát triệu chứng.
Và nhờ sự điều trị tích cực bằng kết hợp thuốc men và liệu pháp tâm lý, tình trạng của Graham cũng dần cải thiện. Hiện nay, Graham đã bình phục và trở lại với cuộc sống bình thường. Ông nói rằng não đã sống lại, song đôi lúc ông cảm thấy xa lạ với thế giới bên ngoài.
Tuy vậy, cho đến nay, hội chứng Cotard vẫn để lại nhiều câu hỏi trong khi giới khoa học về nguyên nhân thực sự của nó.
Chuẩn bị mổ tử thi, bỗng thấy "xác chết" ngáy rồi tỉnh dậy hỏi về vợ
Một tù nhân 29 tuổi người Tây Ban Nha được 3 bác sĩ xác nhận là đã chết nhưng điều kỳ lạ xảy ra khi ... |
“Quý bà” giết người hàng loạt và sự mất tích bí ẩn
Cuộc điều tra nhằm xác định Belle còn sống hay đã chết được cảnh sát La Porte tiếp tục một cách tỉ mỉ và kiên ... |