Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland hôm 12/12 cảnh báo Mỹ không chính trị hóa các trường hợp dẫn độ, sau khi Tổng thống Trump cho biết ông có thể can thiệp vào vụ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Mạch Vãn Chu.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 12/12, Tổng thống Trump cho biết ông có thể sẽ can thiệp vào vụ bắt giữ bà Mạch nếu điều đó có lợi cho các thỏa thuận của Mỹ với Trung Quốc.
"Nếu điều đó có lợi cho những gì chắc chắn trở thành thỏa thuận thương mại lớn nhất từ trước tới nay, một điều hết sức quan trọng và tốt cho an ninh quốc gia, tôi chắc chắn sẽ can thiệp, tôi cho rằng điều đó là cần thiết", nhà lãnh đạo Mỹ nói, tiết lộ thêm rằng ông đã nói chuyện với Bộ Tư pháp và các quan chức Mỹ về trường hợp của bà Mạch.
Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, bà Freeland khẳng định quy trình pháp lý không nên bị ảnh hưởng bởi các mục đích chính trị.
"Đối tác dẫn độ của chúng tôi không nên tìm cách chính trị hóa quá trình dẫn độ hoặc sử dụng nó cho mục đích khác ngoài việc theo đuổi công lý và tuân theo luật pháp", Bộ trưởng Ngoại giao Canada nói khi được hỏi về tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ.
Trong khi đó, ông Bruce Heyman, cựu đại sứ Mỹ tại Canada cho rằng đây là một vấn đề pháp lý được thực thi theo đúng luật và tuyên bố của Tổng thống Trump chỉ làm giảm bớt tầm quan trọng của thỏa thuận dẫn độ mà Ottawa ký kết với Washington dưới thời Tổng thống Obama.
Tòa án Canada hôm 11/12 đồng ý để CFO Huawei Mạch Vãn Chu nộp 7,5 triệu USD để được tại ngoại đi kèm một số điều kiện khác.
Mỹ hiện chưa đề cập tới yêu cầu dẫn độ nhưng một khi nó được đưa ra, nếu thẩm phán Canada thông qua yêu cầu này, Bộ trưởng Tư pháp Canada sẽ quyết định có để Mỹ dẫn độ bà Mạch hay không. Mặc dù Canada là 1 trong hơn 100 quốc gia từng ký kết hiệp ước dẫn độ với Mỹ, buộc nước này phải hợp tác theo những yêu cầu từ Văn phòng Quốc tế vụ (OIA) của Bộ Tư pháp Mỹ, quá trình này có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng và thậm chí là vài năm.
Cũng trong cuộc họp báo hôm 12/12, bà Freeland bày tỏ mối quan tâm sâu sắc tới trường hợp nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig, người bị Bắc Kinh bắt giữ hôm 10/12. Bộ trưởng Ngoại giao Canada tiết lộ một công dân Canada giấu tên khác đã liên hệ với chính quyền cho biết các quan chức Trung Quốc đã tiếp cận và đặt câu hỏi với anh ta.
"Chúng tôi không thể liên lạc với anh ta kể từ đó", bà này nói thêm.
Giới chức Canada trước đó cho biết không có dấu hiệu cho thấy vụ bắt giữ ông Kovrig có liên quan tới trường hợp của bà Mạch, nhưng một quan chức nước này tin rằng động thái của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang muốn tỏ ra thái độ với Ottawa.
Ông này nói thêm rằng Ottawa đã thông báo cho các nhân viên ngoại giao tại Bắc Kinh và các lãnh sự quán có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp Bắc Kinh đưa ra các biện pháp trả đũa.
TQ trả đũa mạnh tay vụ Huawei khi bắt giữ cựu cán bộ ngoại giao Canada
Vụ bắt giữ cựu viên chức ngoại giao Michael Kovrig của Canada là trường hợp mới nhất Trung Quốc mạnh tay trả đũa đối thủ ... |
Tài liệu tại tòa hé lộ cuộc sống cá nhân của \'công chúa Huawei\'
Tài liệu tại tòa British Columbia tiết lộ nhiều thông tin về cuộc sống cá nhân của bà Mạnh Vãn Châu, từ quan hệ gia ... |
Mạnh Vãn Chu: \'Tôi tự hào về Huawei và đất nước của mình\'
Giám đốc tài chính Huawei gửi lời cảm ơn những người ủng hộ sau khi tòa án Canada cho phép bà được tại ngoại. |
Mỹ bắt "công chúa" Huawei, Apple có thể thành bia đỡ đạn tại TQ
Sau khi Canada bắt bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Huawei theo lệnh của Mỹ, Apple có thể sẽ gặp nhiều khó khăn ... |