Các trường muốn được rà soát, rồi sao nữa?

Lãnh đạo một trường đại học cho biết, mong muốn được rà soát thí sinh đã trúng tuyển trường mình. Có được rà soát? Sau rà soát sẽ là gì?

cac truong muon duoc ra soat roi sao nua

Lãnh đạo một trường đại học cho rằng, để việc xét tuyển trở nên khách quan, nhà trường có thể xem xét, rà soát lại, nhất là đối với thí sinh các địa phương đang có nghi vấn gian lận điểm thi THPT Quốc gia vừa qua.

Cơn bão tiêu cực quét qua các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… khiến một số trường chưa an tâm với kết quả xét tuyển.

Lấy ví dụ từ Học viện An ninh Nhân dân. Những con số dưới đây có thể là nguyên nhân của sự không an tâm? Danh sách trúng tuyển của học viện, trong 6 thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất các khối thì có 3 của Hòa Bình (chiếm tỷ lệ 50%); 2 của Lạng Sơn (33,3%). Lạng Sơn dẫn đầu cả nước về thí sinh trúng tuyển Học viện An ninh Nhân dân với 23 thí sinh. Xếp thứ hai là hai tỉnh Hòa Bình, thứ 4 Sơn La. Hòa Bình và Lạng Sơn có 5/6 thí sinh là thủ khoa vào học viện.

Trong danh sách này, Hòa Bình, Sơn La… có tên chắc chắn trong tiêu cực thi cử.

Về lý thuyết, mong muốn rà soát kết quả đầu vào là “nhất cử lưỡng tiện”: Vừa đảm bảo chất lượng cho trường, vừa tạo ra công bằng cho thí sinh.

Nhưng, có làm được không?

Câu hỏi đặt ra là, nếu sau rà soát, thí sinh không đạt, trường có loại không? Theo quy định là không được! Thí sinh tham gia kỳ thi quốc gia, kết quả ấy đã được công nhận. Trường không thể phủ định kết quả kỳ thi quốc gia. Nếu nhà trường tự ý hành động, loại bỏ thí sinh mà họ cho là không đạt chất lượng, một loạt tình huống pháp lý sẽ nảy sinh, có thể xảy ra tranh chấp, kiện tụng… Tình huống này khiến các trường và thí sinh đều mắc kẹt!

Mắc kẹt trong sự nghi ngờ. Điều này nguy hiểm cho cả thí sinh và nhà trường. Giải quyết thế nào câu chuyện niềm tin? Gốc vấn đề nằm ở đâu? Một mớ ngổn ngang đang nằm trong những tiêu cực thi cử, cơ quan chức năng đang xử lý.

Một diễn biến khác, hiện nay cơ quan điều tra đang tiếp tục công việc của mình, cụ thể ở Sơn La, Hòa Bình. Chưa có kết quả cuối cùng. Và, để kịp việc học cho thí sinh, kết quả thi hiện tại vẫn được công nhận. Nhưng, kết thúc điều tra, nếu có tiêu cực, thí sinh đã nhập học sẽ bị ra khỏi trường? Nhiều câu hỏi đặt ra: Lỗi này có phải của thí sinh không? Xử lý thế nào về cơ hội thời gian, học tập, những sang chấn tâm lý (nếu có) của các em? Ai chịu trách nhiệm về những việc này?...

Chưa năm nào, chúng ta thấy thí sinh và các trường rơi vào trạng thái tâm lý phấp phỏng như vậy. Những câu hỏi cần được trả lời, những diễn biến tâm lý cần được xử lý sớm. Tất cả, đều lấy học sinh làm trung tâm, đừng dồn lỗi, thiệt thòi lên vai những đứa trẻ.

cac truong muon duoc ra soat roi sao nua Hàng loạt tỉnh vướng gian lận điểm thi: \'Không có phương án hoàn hảo 100%, chỉ có phương án phù hợp nhất\'

PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT khẳng định, không có phương án thi nào hoàn hảo 100% ...

cac truong muon duoc ra soat roi sao nua Bạn không phải là Bill Gates, đừng bỏ học!

Bill Gates từng nói: “Một tấm bằng tốt nghiệp đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn hơn để dẫn đến thành ...

cac truong muon duoc ra soat roi sao nua "Đã có danh sách đối tượng sai phạm điểm thi ở Hòa Bình, Sơn La"

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT - cho hay các đối tượng đã khai nhận và hiện ...

/ https://laodong.vn