Bí mật chiếc trực thăng gián điệp trong chiến tranh Việt Nam (Phần 1): Nghe lén

Vào một đêm tối trời năm 1972, một chiếc máy bay trực thăng đặc biệt của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã bí mật xâm nhập miền Bắc Việt Nam. Nhiệm vụ của chiếc máy bay này là nghe lén những cuộc điện đàm từ các trụ sở quan trọng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

bi mat chiec truc thang gian diep trong chien tranh viet nam phan 1 nghe len

Một chiếc trực thăng OH-6A ở Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ này, chiếc trực thăng trên đã phải vượt qua rất nhiều hệ thống phòng không và các biện pháp an ninh dày đặc. CIA đã lên kế hoạch thực hiện chiến dịch trên trong nhiều năm và đã phát triển một loại trực thăng độc nhất, siêu yên tĩnh cho hoạt động đó.

Trực thăng lên thẳng là loại máy bay đa năng, có khả năng chở quân và hạ cánh xuống một số khu vực có địa hình phức tạp nhất, nhưng chúng cũng thường phát ra tiếng ồn lớn và dễ bị phát hiện từ khoảng cách vài km. Tuy nhiên, theo tạp chí Nghiên cứu Tình báo nội bộ của CIA, chiếc trực thăng của CIA tạo ra tiếng ồn rất thấp, cho phép nó thực hiện các chiến dịch đặc biệt ở tầm thấp.

Trở lại năm 1968, khi đại diện của Washington và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu tiến hành đàm phán về một thỏa thuận hòa bình ở Paris. Các nhà ngoại giao Mỹ rất muốn biết những gì Hà Nội đang lên kế hoạch. Tuy nhiên, những điệp viên, biệt kích mà CIA tung ra miền Bắc đều bị phát hiện và bắt giữ hoặc tiêu diệt.

bi mat chiec truc thang gian diep trong chien tranh viet nam phan 1 nghe len

Chiếc trực thăng “Số 1 thầm lặng” với bộ cánh đuôi và giảm thanh mới.

Trong khi đó, việc sử dụng máy bay gián điệp không thể giúp thu thập được tất cả những ý định của đối phương. Để giải quyết vấn đề này, CIA đã đề xuất một cách thu thập thông tin mà họ muốn một cách trực tiếp hơn, đó là mắc rẽ vào một đường dây điện thoại mà lãnh đạo cấp cao của Hà Nội sử dụng ở thành phố Vinh, Nghệ An để nghe trộm.

Nhưng lấy được những thông tin vốn được bảo mật rất cao trên là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Sau khi xem xét nhiều phương án khác nhau, CIA đã lựa chọn sử dụng một loại máy bay trực thăng để tiến hành hoạt động trên. Kể từ đó, Phòng Dịch vụ Kỹ thuật của CIA bắt đầu tìm một chiếc máy bay có thể đáp ứng các yêu cầu, và họ hướng sang Lầu Năm Góc.

Tại thời điểm các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu diễn ra ở Paris, Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Tiên tiến (ARPA) của quân đội Mỹ đã nỗ lực xây dựng một chiếc trực thăng có độ ồn thấp. Lầu Năm Góc, đặc biệt là Lục quân Mỹ, hy vọng rằng với những chiếc máy bay như vậy, phi công và binh lính của họ có thể qua mặt được lực lượng phòng không và an ninh của đối phương. Lục quân Mỹ được ARPA lựa chọn để giám sát công việc mà sau đó trở thành Chương trình Trực thăng Yên tĩnh.

Ban đầu, Lục quân Mỹ đã thuê công ty Bell Helicopter lập kế hoạch chế tạo một biến thể từ máy bay trực thăng OH-58A đã được sửa đổi của họ. Chiếc trực thăng do Bell Helicopter phát triển có bộ cánh quạt chính với các cánh lớn, một bộ cánh quạt phụ ở đuôi mới và bộ giảm thanh cỡ lớn. Nếu đứng cách xa máy bay này khoảng 60m thì chỉ nghe thấy tiếng ồn của nó như một chiếc máy máy hút bụi. Ở độ cao 1.200m, tiếng ồn mà nó phát ra im lặng như một ai đó đang thì thầm.

Với thành công ban đầu này, ARPA đã mở rộng dự án và bổ sung các công ty Hughes Aircraft, Sikorsky, và Kaman - đều là các nhà sản xuất trực thăng lớn - tham gia chương trình một năm sau đó. Hughes phát triển một phiên bản mới của máy bay trực thăng trinh sát OH-6A, Model 500P. Sikorsky sửa đổi trực thăng săn tàu ngầm SH-3 của họ, trong khi Kaman sử dụng trực thăng cứu hộ HH-43 như là cơ sở của dự án.

bi mat chiec truc thang gian diep trong chien tranh viet nam phan 1 nghe len Vì sao máy bay Mỹ treo ngược bom trong chiến tranh Việt Nam?

Gần đây trên một trang mạng xuất hiện một bức ảnh kỳ lạ. Trong đó phi đội máy bay chiến đấu 212 của Thủy quân ...

bi mat chiec truc thang gian diep trong chien tranh viet nam phan 1 nghe len Điều chưa biết về trận "Đồi Thịt Băm" trong chiến tranh Việt Nam

Một cách không chính thức, Đồi Thịt Băm được coi là trận đánh thay đổi toàn bộ cục diện của chiến tranh Việt Nam nhưng ...

/ http://danviet.vn