Bẫy “việc nhẹ lương cao”, người nghèo nợ chồng nợ

Nhắm đến một số huyện vùng sâu, vùng xa tại Đắk Lắk, nhiều đối tượng tại các thành phố lớn như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương… dụ dỗ các gia đình khó khăn để trẻ dưới độ tuổi lao động đi làm tại các cơ sở nhỏ lẻ. Trong khi ngành chức năng đang nỗ lực giải quyết vấn đề trên thì Đắk Lắk tiếp tục xuất hiện tình trạng nhiều người dính bẫy của các công ty xuất khẩu lao động “việc nhẹ lương cao” nhưng sự thật không phải vậy.

bay viec nhe luong cao nguoi ngheo no chong no

Người dân kể lại sự việc con cái họ bị đưa đi lao động tại các thành phố lớn. Ảnh: P.V

Nhắm tới người nghèo

Cuối tháng 2 vừa qua, thôn Gia Đông, xã Ea Dăh, huyện Krông Năng, xuất hiện 2 người phụ nữ lạ mặt tên Quyên và Thảo ở huyện Ea Kar, đến nhà ông Vàng A Chống, nhờ con gái ông là cháu Vàng Thị Mái (13 tuổi) tìm một số trẻ em trên 10 tuổi để đưa xuống TPHCM học và làm may. Cháu Mái đã dẫn 2 người phụ nữ này đến gia đình em Vàng Thị Sông (12 tuổi), Hờ A Giang (14 tuổi), Hờ Thị La (14) và Sùng Thị Dủa (13 tuổi) để giới thiệu.

Ông Vàng A Chống kể lại với PV: Hai người phụ nữ trên giới thiệu công ty của mình ở TPHCM cần một số trẻ em trên 10 tuổi để đưa đi học may mặc, mọi chi phí ăn ở, công ty sẽ chịu hoàn toàn. Trong ngày, họ đưa cháu Vàng Thị Sông, Hờ A Giang và Vàng Thị Mái đi trước. Hôm sau, người nhà chở các cháu Hờ Thị La và cháu Sùng Thị Dủa đi gặp bà Quyên và Thảo.

Nhận tin báo, Công an xã Ea Dăh điều tra, xác mình và đang đưa các cháu về nhà vì chưa đến độ tuổi lao động. Ông Lê Anh Duẩn - Trưởng Công an xã Ea Dăh, huyện Krông Năng - xác nhận, vì cuộc sống người dân còn khó khăn nên người dân đành để con đi làm sớm mà không biết như vậy là vi phạm pháp luật. “Ở thôn, đến tuổi lên 10, nhiều cháu đã bỏ học rồi, nên chỉ tìm việc làm. Chúng tôi đã báo cáo sự việc lên công an huyện và các ngành chức năng để có hướng xử lý” - ông Duẩn nói.

Trước đó, gia đình bà H’Nắc Niê (xã Ea Knuếch, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) hay tin, 1 công ty tuyển xuất khẩu lao động nước ngoài “việc nhẹ, lương cao” nên làm thủ tục vay tiền ngân hàng 30 triệu đồng để lo cho con gái là H’Xi Na Niê đi lao động ở Malaysia với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Khi sang Malaysia, con gái bà H’Nắc làm việc nặng nhọc, áp lực, trong khi mức lương thấp dần, không như cam kết đã ký trong hợp đồng nên đã nghỉ việc. “Tháng đầu, con gái tôi được 6 triệu đồng, qua 2 tháng thì lương giảm xuống còn 4 triệu đồng, thậm chí chỉ còn 2 triệu đồng. Do bị áp lực công việc không như hợp đồng đã ký, con bé nhà tôi đã bỏ về nước nhưng lại bị công ty phạt 15 triệu đồng do phá hợp đồng” - bà H’Nắc Niê rầu rĩ nói.

Cần giải quyết phần gốc!

Ông Nguyễn Duy Tuyết - Trưởng Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (Sở LĐTBXH Đắk Lắk) - thừa nhận, tình trạng trẻ em dưới độ tuổi lao động tại các huyện Ea Kar, Krông Pắc, Cư Kuin, Krông Năng, Lắk bị dụ dỗ đi lao động tại các thành phố lớn nhiều năm qua là vấn đề nóng. Theo ông Tuyết, đến đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 205 trẻ em tại một số địa phương vẫn còn đi làm tại các tỉnh, thành như TPHCM, Bình Dương.

“Vì còn nhỏ tuổi nên các em chủ yếu làm việc tại các cơ sở may mặc, gia công đơn giản. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn các em đều bị người sử dụng lao động ép lao động tăng ca, lao ngoài giờ quy định” - ông Tuyết nói và cho biết về giải pháp, tỉnh Đắk Lắk cần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho gia đình vùng sâu, vùng xa. Cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động người dân cần được chú trọng.

Còn về tình trạng người dân đi lao động nước ngoài nhưng thực tế công việc không đúng trong hợp đồng, đại tá Nghiêm Thanh Thuỷ - Trưởng Phòng quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Đắk Lắk - thông tin, qua công tác quản lý việc cấp hộ chiếu, đơn vị nhận nhiều phản ánh của người dân về việc ra nước ngoài xuất khẩu lao động nhưng bị các chủ cơ sở đối xử về giờ giấc làm việc, công việc không đúng như hợp đồng. “Chúng tôi muốn khuyến cáo đến người dân, trước khi xuất khẩu lao động nên tìm hiểu thật kỹ tư cách pháp nhân của công ty có chức năng nhận xuất khẩu người đi lao động. Bà con cũng cảnh giác tìm hiểu nhu cầu tuyển công nhân tại các nước mà mình chuẩn bị đi xuất khẩu lao động. Trong việc ký hợp đồng, bà con cần hiểu rõ các điều khoản” - đại tá Thủy nói.

bay viec nhe luong cao nguoi ngheo no chong no Người nghèo chờ chết ở ngoại ô đầy rác của thủ đô tài chính Ấn Độ

Trong số 30.000 người bị di dời tới Mahul, khu tái định cư ở ngoại ô thành phố Mumbai, Ấn Độ, không ít người đã ...

bay viec nhe luong cao nguoi ngheo no chong no Cộng đồng chung tay chăm lo Tết cho người nghèo

Bóng và chiếc áo cầu thủ có đủ chữ ký thành viên U23 được đấu giá 20 tỷ đồng, Vietjet đưa 150 người về quê ...

bay viec nhe luong cao nguoi ngheo no chong no Phiên chợ Tết 0 đồng ấm áp cho hàng nghìn bệnh nhân nghèo ở thủ đô

Chỉ với một tấm thẻ được phát từ trước, 3.000 bệnh nhân nghèo và người thân ở thủ đô Hà Nội có thể sắm Tết ...

bay viec nhe luong cao nguoi ngheo no chong no Hà Nội dành hơn 287,6 tỷ đồng tặng quà đối tượng chính sách dịp Tết Mậu Tuất

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, tổng kinh phí tặng quà tới các đối tượng hưởng chính sách người ...

bay viec nhe luong cao nguoi ngheo no chong no Tết còn ở rất xa với xóm lao động nghèo

Trời đã bước sang xuân, nhiều người đang háo hức tận hưởng cái lành lạnh của khí trời khi Tết đến gần. Nhưng với những ...

/ https://laodong.vn