“Đến hẹn lại lên”, vào dịp 12-13 tháng Giêng âm lịch, dư luận tiếp tục “dậy sóng” với những hình ảnh được cho là bạo lực, hỗn loạn tại hội Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ).
Cảnh hỗn loạn thường thấy tại hội cướp phết Hiền Quan.
Bất chấp sự can thiệp của cơ quan chức năng, hàng nghìn người vẫn xô đẩy, giẫm đạp, thậm chí trèo lên đầu, lên cổ người khác để cướp cho bằng được quả phết, mà theo họ là “lộc thánh”, sẽ đem lại may mắn. Không ít người bị xây xát, kiệt sức, ngất xỉu vì tham gia tranh cướp phết.
Một số ý kiến cho rằng, những hành vi nói trên là bạo lực, phản cảm, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và sức khỏe nhiều người, cần có giải pháp tăng cường quản lý hoặc xem xét bỏ tục “cướp phết”.
Tuy nhiên, đó là cái nhìn của người “ngoài cuộc”, có phần máy móc. Tương tự, người không hiểu bóng đá sẽ ngạc nhiên tại sao có 22 người tranh nhau một quả bóng đến mướt mồ hôi.
Tục cướp phết là nội dung quan trọng của hội Hiền Quan, đã được duy trì từ nhiều thế kỷ qua, được cộng đồng nơi đây trân trọng, giữ gìn. Cũng như nhiều lễ hội khác, tục cướp phết gắn liền với sự tích của vị thần được thờ, ở đây là Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng.
Thời niên thiếu, trong những buổi chăn trâu, hái củi bên núi Tản Viên, bà Thiều Hoa cùng bạn bè đẽo củi tre, dùng gậy khăng chia làm hai phe chơi đánh phết, dựng cây chuối làm bia, dùng gậy để phóng lao.
Không chỉ để tưởng nhớ công đức của thần thánh, anh hùng dân tộc, tục cướp phết còn nhằm tái hiện tinh thần thượng võ. Lộc thánh chỉ dành cho người có sức mạnh, nhanh nhẹn, quyết đoán, biết chớp thời cơ…
Cướp phết tạo ra không khí náo nhiệt, vui vẻ, tràn đầy sức sống cho lễ hội. Do đó, mặc dù không tránh khỏi bạo lực, xô xát hay thương tích, tục này vẫn được dân làng duy trì và hào hứng tham gia từ nhiều thế kỷ qua.
Cũng từ nguyên nhân bị dư luận phản ứng, sau khi có sự vận động thuyết phục từ chính quyền địa phương, lễ hội làng Đông Lai, xã Bàn Giáp, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) từ năm 2017 đã không có cướp phết như những năm trước.
Việc thay đổi tính nguyên bản của lễ hội là điều đáng tiếc, làm suy giảm giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phong tục không còn phù hợp với thời đại, gây những tác động, hệ lụy xấu thì cần xem xét điều chỉnh, thậm chí bãi bỏ.
Vì vậy, cần có nghiên cứu cụ thể, sâu sắc về Hội cướp phết Hiền Quan, từ những góc độ khác nhau, từ đó đề xuất giải pháp quản lý cụ thể, hợp lý.
Liền anh, liền chị vô tư ngả nón nhận tiền ở hội Lim
Mặc dù đã có quy định cấm các liền anh, liền chị khi hát quan họ nhận tiền của du khách tại hội Lim từ ... |
Thanh niên trèo cây chuối lấy lộc, ngã bất tỉnh trong lễ hội đầu năm
Một nam thanh niên đang cố gắng trèo cây chuối lấy lộc trong lễ hội đầu xuân thì bất ngờ rơi xuống từ độ cao ... |