Kết quả báo cáo mới do các nhà khoa học Na Uy thực hiện cho thấy thực trạng báo động: điểm IQ của thanh niên thời nay đang tụt dốc sau thời gian cải thiện kể từ khi chấm dứt chiến tranh.
Ảnh minh họa - Shutterstock
Sau Thế chiến 2, IQ ở người trẻ tuổi tăng đều đặn. Đây là xu hướng được gọi là Hiệu ứng Flynn, đặt theo tên nhà nghiên cứu về trí thông minh người New Zealand, James Flynn, giáo sư danh dự Đại học Otago.
Hiện tượng này dựa trên thực tế cho thấy điểm IQ trung bình tăng đều khoảng 3 điểm sau mỗi thập niên, theo báo San Francisco Chronicle hôm 14.6.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Trung tâm Ragnar Frisch về Nghiên cứu Kinh tế tại Oslo cho hay hiệu ứng Flynn giờ đây đã vượt qua thời kỳ đỉnh điểm.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san PNAS, các nhà khoa học Na Uy là Ole Rogeberg và Bernt Bratsberg đã phân tích dữ liệu thu thập từ các cuộc kiểm tra IQ do khoảng 730.000 nam giới thực hiện, sinh vào giai đoạn 1962 - 1991. Những người này trải qua đợt kiểm tra IQ bắt buộc trước khi tòng quân.
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, sự chuyển biến trên có thể phụ thuộc nhiều lý do, bao gồm cách thức trẻ con được nuôi lớn và dạy dỗ. Ví dụ, người lớn không còn chú trọng dạy dỗ con trẻ những môn như toán học và ngôn ngữ, trong khi tổng thời lượng xem TV hoặc sử dụng công nghệ của chúng lại gia tăng.
Tuy nhiên, tiến sĩ Rogeberg nhấn mạnh IQ thấp cũng có thể không đồng nghĩa với việc con người bớt thông minh hơn. Ngày nay, trẻ con buộc phải thích ứng với hiện thực mới, khi mà công nghệ kỹ thuật số trở thành xu hướng nổi trội. Các kỹ năng thu được trong giai đoạn này khó có thể được nhận định đúng đắn nếu kiểm tra IQ theo phương pháp xưa nay.
Những người già đi học ở Thái Lan
Với tình trạng già hóa dân số ngày một nhanh, nhiều người già Thái Lan đang đối mặt với cảnh sống cô đơn. Một trong ... |
Nỗi sợ \'chết trong cô độc\' của người già Trung Quốc
Phải chết cô độc mà không ai tìm thấy là nỗi lo âu chung của rất nhiều người già Trung Quốc, trong đó có ông ... |