Trong vài năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ khi hai cường quốc lớn này mở rộng vai trò của mình trong khu vực. Ngoài ra, còn có thêm những thế lực mới đang cạnh tranh để gây dựng ảnh hưởng.
Ấn Độ Dương sẽ thay thế Thái Bình Dương trở thành điểm nóng cạnh tranh mới trên toàn cầu. |
Môi trường chiến lược ở Ấn Độ Dương đang thay đổi nhanh chóng. Trong vài năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ khi hai cường quốc lớn này mở rộng vai trò của mình trong khu vực. Ngoài ra, còn có thêm những thế lực mới đang cạnh tranh để gây dựng ảnh hưởng riêng.
Tờ The Diplomat cho rằng, những phát triển này có thể khởi đầu cho một trật tự chiến lược mới ở Ấn Độ Dương trở nên phức tạp và đa cực hơn. Mặc dù vẫn là lực lượng quân sự lớn nhất tại đây, nhưng Mỹ sẽ ngày càng phải đối phó với một môi trường phức tạp hơn nhiều, mà trong đó vị thế của Washington có thể sẽ bị lép vế hơn trước.
Không có gì ngạc nhiên, khi nguyên nhân của sự xáo trộn ở Ấn Độ Dương bắt nguồn từ Trung Quốc. Bất chấp việc không có vị trí địa lý tiếp giáp gần gũi với vùng biển này, Trung Quốc vẫn nỗ lực cho mục tiêu xây dựng một vị thế quân sự vững chắc ở nơi sát nách với đối thủ chiến lược - Ấn Độ. Trong đó bao gồm việc phát triển một mạng lưới các căn cứ hải quân và quân sự xung quanh bờ biển Ấn Độ Dương, bắt đầu từ Djibouti (mở năm ngoái) và một căn cứ mới có thể được xây dựng tại (hoặc gần) Gwadar ở Pakistan.
Các căn cứ tiếp theo của Trung Quốc có thể ở Đông Phi và có thể ở Trung tâm hoặc Đông Ấn Độ Dương. Một mạng lưới các căn cứ - với nhiều kiểu loại và quy mô khác nhau - sẽ giúp tối đa hóa các lựa chọn của Trung Quốc trong việc đáp ứng các tình huống bất lợi ảnh hưởng đến lợi ích của mình, bao gồm hỗ trợ các hoạt động chống cướp biển, cứu hộ, bảo vệ người Trung Quốc và có thể là sự can thiệp ngầm vào các nước duyên hải Ấn Độ Dương.
Những động thái của Trung Quốc và các phản ứng của Mỹ và Ấn Độ đã khiến một số nhà phân tích phải lo lắng về một cuộc “Chiến tranh Lạnh” mới ở Ấn Độ Dương. Mặc dù chính quyền Trump vừa công bố chiến lược "Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (FOIP)" nhưng nhiều người vẫn còn hoài nghi về ý nghĩa của hướng đi này đối với Ấn Độ Dương.
Hiện vẫn còn rất ít bằng chứng cho thấy Mỹ là một nước đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại ảnh hưởng mà Bắc Kinh đang thâu tóm thông qua sáng kiến “Vành đai Con đường”.
Trung Quốc muốn trở thành quyền lực lớn ở Ấn Độ Dương. |
Bên cạnh đó, Trung Quốc không phải là nhân tố mới duy nhất ở Ấn Độ Dương. Một số quốc gia "ngoài cuộc" đã bắt đầu tăng cường hoạt động ở vùng biển này, điều này có thể khiến môi trường an ninh khu vực trở nên phức tạp hơn nhiều so với trước đây.
Các quốc gia nói trên có thể kể đến Saudi Arabia, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Trước đây các quốc gia này chỉ quan tâm đến các vấn đề trong nước nhưng vì một vài lý do khác nhau, họ đã đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề ở Ấn Độ Dương và có thể sẽ đóng một vai trò lớn hơn nữa trong tương lai.
Saudi Arabia, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị xây dựng các căn cứ hải quân và quân sự dọc theo vùng Sừng Châu Phi. Saudi Arabia gần đây đã hoàn tất thỏa thuận thiết lập một căn cứ hải quân ở Djibouti.
Đồng minh của họ, UAE, vừa xây dựng các cơ sở hàng hải và hàng không lớn ở Assab, gần Eritrea và điều hành một trung tâm huấn luyện ở Mogadishu, Somalia.
Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã ký một thỏa thuận quốc phòng với Sudan, bao gồm cả việc phát triển các cơ sở hải quân.
Đằng sau những động thái mở rộng ảnh hưởng một cách cấp tập của các quốc gia nói trên ở vùng Sừng Châu Phi là sự cạnh tranh giữa hai khối thù địch mới ở Trung Đông: Saudi Arabia, UAE, Ai Cập ở một bên và Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Qatar một bên. Với cuộc chiến ủy nhiệm ở Yemen, sức mạnh hàng hải là yếu tố tiên quyết khiến các bên cần thiết phải có căn cứ hải quân trong khu vực.
Những thay đổi trong môi trường chiến lược Ấn Độ Dương cũng tác động đến những cam kết của Washington đối với khu vực và một số nhà quốc gia dường như hiểu được rằng sự thoái trào của các lực lượng Mỹ ở nơi đây là không thể tránh khỏi.
Sự hợp lưu của các yếu tố này đang đẩy Ấn Độ Dương hướng tới một môi trường chiến lược đa cực và phức tạp hơn.
Khác với Thái Bình Dương, vẫn còn là một môi trường chiến lược lưỡng cực cơ bản (bao gồm cả vấn đề Triều Tiên), “sân khấu” Ấn Độ Dương ngày càng trở nên đa cực hơn.
Trong đó có sự tham gia của các cường quốc lớn như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và một sự kết hợp giữa các cường quốc trung gian của phương Tây như Australia, Pháp và Nhật Bản.
Ngoài ra, các cường quốc tầm trung mới, bao gồm UAE, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và theo thời gian là Iran và Indonesia, sẽ ngày càng cảm thấy tự tin hơn trong việc đóng một vai trò quan trọng tại đây.
Những thế lực tầm trung mới này có thể không nhất thiết sẽ là thù địch đối với các lợi ích của Mỹ, ít nhất là cho đến bây giờ, nhưng tất cả đều sẽ theo đuổi các lợi ích và chương trình nghị sự của riêng mình.
Maldives khủng hoảng, tàu chiến Trung Quốc vào Ấn Độ Dương
11 tàu chiến Trung Quốc đã tiến vào khu vực phía Đông Ấn Độ Dương vào tháng này trong bối cảnh Maldives ban bố tình ... |
Trung Quốc bác cáo buộc muốn \'mua toàn bộ\' quốc đảo Maldives
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc có ý định mua toàn bộ Maldives và xóa chủ quyền của quốc đảo nằm ở Ấn Độ Dương ... |