Năm 1943, một bé gái Ba Lan 14 tuổi có tên Czesława Kwoka bị Đức quốc xã giết hại ở trại tập trung Auschwitz khét tiếng. Trước khi bị giết hại, nữ tù nhân nhí này còn bị một nữ lính canh phát xít Đức đánh đập tàn bạo.
Bé gái Ba Lan Czesława Kwoka (14 tuổi) là một trong số hàng triệu nạn nhân bị Đức quốc xã giết hại trong Chiến tranh thế giới 2.
Kwoka cùng với người mẹ bị phát xít Đức trục xuất, rời khỏi ngôi nhà đang sinh sống ở Zamość, miền Đông Ba Lan tháng 12.1942.
Phát xít Đức dán nhãn cho mẹ con Kwoka là "tù nhân chính trị". Theo đó, đồng phục tù nhân của mẹ con bé gái người Ba Lan này mặc có hình tam giác màu đỏ và chữ cái P.
Sau khi bị trục xuất, Kwoka được đưa đến trại tập trung Auschwitz của Đức.
Tại đây, Kwoka bị một nữ lính canh đánh đập kinh hoàng vì nghe không hiểu tiếng Đức khi được họ bảo làm gì.
Vì vậy, gương mặt Kwoka bầm dập vết thương do bị nữ lính canh đánh trước khi chụp ảnh làm hồ sơ khi vào trại tử thần Auschwitz.
Wilhelm Brasse, người qua đời vào năm 2012 và cũng bị giam cầm cùng với Kwoka ở Auschwitz, từng tiết lộ rằng người lính canh đã đánh cô bé tội nghiệp trên bằng một chiếc gậy.
"Cô bé đã khóc nhưng không thể làm gì được. Trước khi chụp ảnh, Kwoka đã lau khô nước mắt và máu ở trên môi", ông Brasse nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2005.
Chỉ 3 tháng sau khi đến trại Auschwitz, Kwoka qua đời vào tháng 3.1943. Trước đó vài tuần, mẹ của Kwoka cũng bỏ mạng trong tay phát xít Đức.
Hiện những hình ảnh chụp Kwoka tại trại tử thần Auschwitz được trưng bày trong bảo tàng Auschwitz-Birkenau như một bằng chứng về tội ác rùng rợn mà phát xít Đức gây ra cho hàng triệu người.
Nỗi phiền toái của người hùng Liên Xô mang họ Hitler
Semyon Hitler suýt không được trao huân chương cho hành động chiến đấu dũng cảm, vì có họ giống trùm phát xít Đức. |
Nguyên nhân nào khiến Đồng Minh "thua đau" trong chiến dịch Market Garden?
Diễn ra trong 8 ngày, từ 17.9 tới 25.9.1944, chiến dịch đổ bộ đường không lớn nhất trong lịch sử nhân loại có một khởi ... |
Cuộc giải cứu trở thành thảm họa của không quân Anh năm 1944
Không quân Anh tấn công nhà tù Amiens của phát xít Đức nhằm giải cứu tù binh, nhưng lại khiến nhiều người thiệt mạng. |