41 ứng viên bị rớt: Cần loại bỏ GS “nghiệp dư”

Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử giáo dục, có đến 41 ứng viên bị loại khỏi danh sách GS, PGS sau khi rà soát, từ phản ứng của dư luận.

41 ung vien bi rot can loai bo gs nghiep du

Chia sẻ

Ảnh minh hoạ; TL

Nếu dư luận không phản ứng, báo chí không lên tiếng và không có đơn thư, chúng ta đã có thêm 41 GS, PGS không đạt chuẩn, nhưng toàn bộ hồ sơ đã lọt qua tất cả các hội đồng, đã được công nhận.

Theo ông Bùi Văn Ga - Phó Chủ tịch HĐCDGSNN, những ứng viên không đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn công nhận sau khi rà soát GS, PGS trong đợt rà soát này đa số là thiếu minh chứng giờ giảng. Có nghĩa là, hầu hết những người bị loại đều không thuộc biên chế giảng viên cơ hữu của trường đại học, mà đã “thoát ly” giảng dạy lên làm lãnh đạo, quan chức…

“Thiếu minh chứng” chỉ là cách nói uyển chuyển, để tránh đi thực tế khó chấp nhận là những người này không tham gia giảng dạy đại học, nhưng vẫn báo cáo là có đủ giờ dạy theo tiêu chuẩn, để đề nghị công nhận giáo sư.

Đây là một hiện tượng khá bất thường, không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhiều nước chỉ công nhận GS đối với cá nhân là giảng viên các trường đại học, hoặc giao cho các trường tự phong.

Bởi, như GS Hoàng Xuân Sính đã phân tích, “giáo” là giảng dạy, “sư” là thầy; giáo sư là chức danh dành cho người dạy đại học. Anh không dạy, mà đòi phong giáo sư, là vô lý.

Việc không tham gia giảng dạy đại học sẽ dẫn đến hiện tượng không còn nghiên cứu, hoạt động khoa học. Cho dù những ứng viên này có trình độ và khả năng, nhưng do đặc thù công việc, họ đã quá bận bịu với nhiệm vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nên không thể “phân thân” nghiên cứu khoa học.

Giáo sư, nghĩa là người chuyên giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học; công việc này đòi hỏi phải chuyên tâm, chuyên sâu, dành hết thời gian cũng không đủ. Không thể có ngoại lệ, “siêu nhân” nào làm công việc khác mà vẫn đạt kết quả cao trong lĩnh vực này.

Từ vụ việc nói trên, thiết nghĩ Chính phủ, Bộ GD-ĐT cần rà soát, sửa đổi quy định về tiêu chuẩn GS.PGS theo hướng: Chỉ xem xét đối với trường hợp là giảng viên các trường đại học, và cũng chỉ công nhận theo nhiệm kỳ 5 năm. Nếu sau 5 năm, ứng viên không còn tham gia giảng dạy, hoặc không đạt chuẩn thì không còn là GS.PGS nữa.

Đối với những trường hợp không phải là giảng viên đại học nhưng vẫn tham gia đào tạo sinh viên, nghiên cứu khoa học, cần nghiên cứu các hình thức khen thưởng, vinh danh khác, dựa trên kết quả cụ thể.

Hãy trả danh hiệu GS.PGS về đúng nội hàm của nó, đây là cách làm để tránh hiện tượng gian dối, háo danh của một số người, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học.

41 ung vien bi rot can loai bo gs nghiep du 41 ứng viên giáo sư, phó giáo sư không đạt chuẩn sau rà soát

Phần lớn ứng viên bị loại là cán bộ thỉnh giảng, do thiếu minh chứng về giờ giảng dạy nên không đạt chuẩn giáo sư, ...

41 ung vien bi rot can loai bo gs nghiep du Phát hiện nhiều ứng viên giáo sư, phó giáo sư \'thiếu chuẩn\'

Sau khi rà soát, thanh tra Bộ GD-ĐT phát hiện một số trường hợp đủ minh chứng về hợp đồng giảng dạy, hợp đồng dạy ...

/ https://laodong.vn