40% cán bộ đài Hà Nội kém năng lực: Làm thế nào?

 Lãnh đạo Đài cần mạnh dạn phẫu thuật cắt bỏ u nhọt, còn cứ sợ đụng chạm thì sẽ rất khó, phải theo xu thế chung của xã hội.

Nguy cơ mất dần cán bộ có năng lực

Tại Hội nghị lần thứ 14 ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVI), ông Tô Quang Phán, Tổng Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình (PTTH) Hà Nội chỉ ra thực tế buồn ở nhà đài, đó là trong tổng số hơn 700 người đang làm việc tại Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, chỉ khoảng 60% là "đủ năng lực" làm việc tốt.

Còn lại 40% năng lực hạn chế cũng không bỏ được, không loại được vì nhiều người là "con ông này, cháu bà kia từ trung ương trở xuống thành phố".

Không bày tỏ sự ngạc nhiên trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri - Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý cho rằng, không riêng gì Đài PTTH Hà Nội mà còn nhiều đơn vị khác cũng đang rơi vào tình trạng như vậy, chỉ là có nói ra hay không.

Đây là tàn dư của việc sáp nhập Đài PTTH Hà Nội 2 thuộc Hà Tây vào Hà Nội, thừa cán bộ nhưng không biết loại ai.

40 can bo dai ha noi kem nang luc lam the nao

Đài phát thanh truyền hình Hà Nội 40% cán bộ thiếu năng lực

Trước đây, trong các mối quan hệ quen biết gửi gắm, đáng lẽ bản thân các lãnh đạo tài giỏi thì phải rút luôn ra được một quy chuẩn chất lượng công việc để xây dựng hệ thống giao việc chất lượng thì mới giải quyết được cân đối.

Điều này cũng không quá khó hiểu khi các cơ quan sự nghiệp trước đây được coi là sân sau của các cơ quan hành chính nhà nước. Bây giờ khi khó khăn, phải tự chủ về tài chính thì mới lên tiếng.

Theo ông Tri, ở đây các thủ trưởng phải chịu trách nhiệm để xử lý, giải quyết nếu muốn thì phải đưa ra bàn bạc, phải có lộ trình từng bước. Theo đó, có thể xác định rõ 40% cán bộ đó yếu kém ở đâu đưa đi bồi dưỡng, giao việc rất cụ thể...

"Tất nhiên, để xử lý, Đài cần có một lộ trình trước mắt, điều chỉnh dần, trong cơ chế cạnh tranh, quy luật cơ chế thị trường phải vận dụng để xử lý, để tồn tại.

Còn nếu để kéo dài thì sự phát triển của Đài sẽ bị ảnh hưởng lớn. Cụ thể, không có người giỏi không tạo ra các chương trình hay, không có người xem, không có doanh nghiệp chạy quảng cáo, dẫn tới không có doanh thu.

Và khi không có doanh thu thì không thể đầu tư sản xuất được các chương trình hấp dẫn, không khuyến khích được 60% cán bộ có năng lực còn lại gắn bó với Đài.

Và nếu họ có năng lực thực sự thì dần dần sẽ tìm cách chuyển đi, còn anh không có năng lực thì cứ bám tại đó để được hưởng lương.

Việc trên sẽ dẫn tới nguy cơ không giữ chân được người tài, người giỏi, vì nguồn thu không đáp ứng được với năng lực của họ", ông Tri nhận định.

Hãy xử lý công bằng

Cũng đưa ra quan điểm về câu chuyện trên, bà Lê Thị Thu Ba - nguyên Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội cho rằng, nếu nói nguyên nhân là vì con ông này bà kia mà không loại trừ được là không công bằng.

"Vì sao người dân bình thường thì loại trừ dễ, mạnh tay cho thôi việc hoặc chuyển chỗ làm, còn con ông cháu cha lại không dám, đó là tư tưởng không phù hợp thời đại.

Để giải quyết số cán bộ dôi dư tất nhiên sẽ đau đớn, vì đó là con người, Người ta đang có thu nhập, đang có cuộc sống ổn định, nhưng cơ quan thấy không đủ năng lực có thể loại bỏ.

Theo tôi phải mạnh dạn, nhưng đi kèm với đó có chính sách để người ta chuyển nghề, cùng với thời gian cho họ chấp nhận.

Còn nếu chỉ vì con ông cháu cha thì bao giờ mới giải quyết được bài toán tiền lương và lao động. Cho nên, tôi nghĩ nên có tư tưởng đổi mới, việc tuyển dụng con ông cháu cha đã bị phê phán, đấu tranh suốt thời gian qua thì nên xóa bỏ.

Đối xử thì phải công bằng con ai cũng vậy, đã là cán bộ, công chức làm được việc sẽ được trọng dụng, còn không được việc thì phải loại trừ", bà Ba phân tích rõ.

Cũng theo bà Ba, nếu không xử lý sẽ xảy ra tình trạng người làm được việc thì làm quá vất vả, còn không làm được việc cứ ung dung ngồi nhận lương, đôi khi lương còn cao hơn người có năng lực.

Bởi vì thường đã là con ông cháu cha ai cũng được đưa vào vị trí lãnh đạo, nên mới có chuyện trong 500 biên chế của tổng số 700 người lao động của đài, có tới gần 140 người là "cán bộ chủ chốt".

"Theo tôi, lãnh đạo Đài cần mạnh dạn phẫu thuật cắt bỏ u nhọt, còn cứ sợ đụng chạm thì sẽ rất khó. Phải theo xu thế chung của xã hội. Còn nếu không muốn đổi mới thì rõ ràng anh sẽ bị tụt hậu.

Cụ thể, thứ nhất, có lộ trình; thứ hai, có chính sách kèm theo để họ chuyển nghề, làm công việc khác, nghỉ hưu sớm. Nhưng điểm mấu chốt là đánh giá cụ thể, khách quan từng cán bộ, chứ không phải để nhân viên bình chọn cho nhau.

Còn nếu cứ chung chung đưa ra con số mà không đánh giá thì cũng không giải quyết được vấn đề gì", bà Ba nhận định.

40 can bo dai ha noi kem nang luc lam the nao Nhân sự kém là do con ông nọ, bà kia: Thật như...bịa!

Hôm qua, Tổng giám đốc Đài PTTH Hà Nội đã phát biểu thẳng thắn: “40% nhân sự kém của Đài là do con ông nọ ...

40 can bo dai ha noi kem nang luc lam the nao \'Cơ quan có 40% nhân sự yếu kém nhưng rất khó cho nghỉ việc\'

Lãnh đạo đài truyền hình Hà Nội cho hay, đơn vị có hơn 700 người nhưng chỉ khoảng 60% cán bộ, nhân viên đủ năng ...

/ http://baodatviet.vn