Xin nhấn chìm xuống biển 15,5 triệu m3 vật chất: Khó hiểu...

 Việc nạo vét biển có được nêu trong ĐTM chưa, nếu có thì tại sao phương án xử lý chưa được nêu ra, rồi lại kêu khó khăn.

Không nên giao vùng biển cho chủ đầu tư

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ về việc cấp phép nhấn chìm ở biển khoảng 15,5 triệu m³ vật chất và giao khu vực biển cho Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản cho rằng, nguyên tắc đầu tiên là khu vực biển nhấn chìm chất thải không thể giao cho doanh nghiệp hay địa phương, mà Bộ TN-MT phải chỉ đạo.

Việc nạo vét chắc chắn sẽ làm mất cân bằng tự nhiên, tác động dòng chảy, nhiều hệ lụy khôn lường nên phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, có hội đồng cụ thể tư vấn cho chủ đầu tư, cho địa phương.

Như các dự án khai thác titan ven biển, tất cả các rừng phi lao phòng hộ để chống bão, mưa, giông lốc đều bị phá hủy hết, cuối cùng người dân mất nước, đối diện thiên tai liên miên. Nói như vậy không có nghĩa các dự án phát triển không được triển khai nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép làm.

xin nhan chim xuong bien 155 trieu m3 vat chat kho hieu

Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất cho hay khối lượng vật chất nạo vét để xử lý tại khu vực bến cảng, vũng quay tàu và luồng tàu khoảng 15,5 triệu m3. Ảnh Báo Dân Sinh

Và việc đầu tiên là phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), báo cáo trên được góp ý, phản biện, thông qua phê duyệt thì mới được triển khai dự án.

Vậy việc nạo vét có được nêu trong ĐTM chưa, nếu có thì tại sao phương án xử lý chưa được nêu ra, rồi giờ lại cho rằng bị gặp khó khăn trong việc đưa vào bờ để tích trữ tạm thời cũng như chưa tìm được đối tác trong nước có nhu cầu sử dụng cát nạo vét để san lấp mặt bằng.

Còn nếu trong ĐTM không có việc nạo vét thì tại sao bây giờ lại tiến hành, lý do vì đâu bên chủ đầu tư phải nêu rõ. Không thể để cho các doanh nghiệp xin dự án rồi cứ muốn làm gì thì làm, nhà nước phải chạy theo xử lý hậu quả, hợp lý hóa các sự việc làm sai.

Hơn nữa, ĐTM dự án đã được các nhà khoa học, các Bộ ngành liên quan thẩm định, phê duyệt hay chưa? Nếu có thì họ cũng phải tham gia vào việc giải thích cho sự việc lần này.

"Việc giao phó cho địa phương, chủ đầu tư tự triển khai, tự làm, tôi không yên tâm, vì họ không có chuyên môn. Tiêu biểu như công trình xâm hại núi Cái Hạ (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) thời gian qua, xin tự ý tháo dỡ và khẳng định không xâm hại di sản thiên nhiên thế giới, nhưng thực tế thì ngược lại.

Với dự án trên tôi cho rằng, Bộ TN-MT vẫn nên là đơn vị chủ trì quản lý, chịu trách nhiệm trước nhà nước. Bao nhiêu bài học về việc các nhà quản lý nhà nước giao cho chủ đầu tư, cho doanh nghiệp tự ý muốn làm gì thì làm, dân chịu hậu quả rồi phải rút kinh nghiệm.

Dự án nào cũng cần có cán bộ chuyên môn đánh giá tác động môi trường trước và sau khi nạo vét khu vực biển đó. Theo tôi, phải có phê duyệt ĐTM thì doanh nghiệp này muốn làm gì thì làm, tránh tác động đến môi trường một cách thấp nhất", ông Khiển phân tích thêm.

Theo vị chuyên gia trên, chốt lại ở đây có 2 vấn đề chính: Một là, ĐTM phải được phê duyệt, nếu không thì không được triển khai, không được xin vượt cấp, còn cố tình thực hiện là sai Luật; Hai là, xem khối lượng 15,5m3 vật chất nạo vét là bao gồm những thành phần gì?. Nạo vét bằng công nghệ gì, loại máy gì, độ sâu bao nhiêu, cách bờ biển bao nhiêu...

Chúng ta đã có quá nhiều bài học...

GS Dương Đức Tiến - Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội người nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về hải dương học cũng cho rằng, biển hiện nay là một nguồn tài nguyên sạch không riêng Việt Nam mà cả thế giới, cho nên tất cả các chất thải có nguy cơ ô nhiễm mà đưa xuống biển rất cần sự cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng.

Về nguyên tắc với các dự án trên cần sự vào cuộc đánh giá ĐTM từ các Bộ chủ quản, có các ý kiến phản biện từ nhà khoa học, chuyên gia một cách khách quan. Khi chưa được phê duyệt ĐTM thì chắc chắn không được triển khai, vì sẽ đối diện các hệ quả khó lường.

"Chúng ta đã có quá nhiều bài học về ô nhiễm môi trường biển, như Formosa là tiêu biểu nhất. Không chỉ bài học trong nước mà còn rất nhiều các bài học từ các nước khác, nên cơ quan quản lý cần rút ra bài học kinh nghiệm để không mắc sai lầm.

Với dự án trên cần làm rõ ĐTM đã được phê duyệt hay chưa, trong ĐTM có nạo vét không, nếu có thì có phương án xử lý là được giao vùng biển chưa, hay thế nào? Tất cả các thông tin trên cần được công khai, minh bạch", ông Tiến khẳng định.

xin nhan chim xuong bien 155 trieu m3 vat chat kho hieu Hàng loạt vườn cây, làng hoa miền Tây bị lũ nhấn chìm

Người dân các địa phương đang tất bật thu hoạch cây ăn trái, chuyển hoa kiểng lên cao, gặt lúa sớm... khi lũ cộng triều ...

xin nhan chim xuong bien 155 trieu m3 vat chat kho hieu Hàng trăm nhà ven sông Mã bị nhấn chìm

Lũ sông Mã lên nhanh khiến hàng trăm căn nhà ven sông ngập sâu trong nước. Người dân vội vàng chạy lũ, nhiều hộ không ...

/ http://baodatviet.vn