Trong suốt phiên xử vụ án tiến sỹ dạy học làm giàu lửa đảo, liên tục những tràng vỗ tay vang lên. Chưa hết, nhiều bị hại mong tòa trả tự do cho bị cáo Phạm Thanh Hải để có điều kiện khắc hục hậu quả.
Ngày 17/5, TAND TP Hà Nội bước sang ngày làm việc thứ hai, đưa vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tại sản đối với bị cáo Phạm Thanh Hải (SN 1966, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc công ty CP thương mại đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (viết tắt là công ty IDT) ra xét xử theo trình tự sơ thẩm.
Bị cáo Phạm Thanh Hải tại tòa
Điều khác biệt so với một số phiên tòa hình sự, thay vì thể hiện thái độ bức xúc với bị cáo thì những người bị hại trong vụ án này, dù chưa được nhận lại số tiền đã đầu tư, nhưng ngay khi vừa nhìn các đồng chí công an dẫn giải bị cáo Hải vào phòng xử án, đồng loạt những tràng pháo tay của mọi người vang lên rào rào.
Trong phần xét hỏi, rất nhiều người bị hại cho rằng bản thân không hề khiếu kiện hay tố cáo Phạm Thanh Hải, nhưng không hiểu vì lý do gì lại có tên trong danh sách những người bị hại? Các bị hại còn trình bày, từ trước tới nay, họ đều tin tưởng bị cáo Hải, trong suốt thời gian góp vốn, chưa bị hại nào thấy Phạm Thanh Hải vi phạm hợp đồng, chậm trả tiền cho nhà đầu tư. Liên quan đến phần dân sự, các bị hại mong muốn được tự thỏa thuận, làm việc với bị cáo Hải.
Nhiều bị hại chia sẻ, sau khi vụ án bị khởi tố, Phạm Thanh Hải bị bắt, nhiều gia đình lục đục, vợ chồng mâu thuẫn, thậm chí ly hôn, gia đình ly tán; nhiều người lao đao vì không có tiền trả nợ, có người bệnh tật, chết vì không có tiền chữa bệnh… “Nguyện vọng chung của chúng tôi là mong tòa xét xử vụ án công tâm, khách quan, đúng pháp luật, cho bị cáo Hải được tại ngoại để khắc phục hậu quả cho nhà đầu tư”, một bị hại nói.
Theo cáo trạng của VKSND TP.Hà Nội truy tố hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Phạm Văn Hải như sau: Sau khi thành lập Công ty IDT hoạt động kinh doanh trên mạng internet nhưng không có hiệu quả. Do cần tiền để chi phí và phục vụ mục đích cá nhân nên từ năm 2008, Phạm Thanh Hải bắt đầu tổ chức hoạt động huy động vốn cho cá nhân nhưng đều thông qua công ty IDT với danh nghĩa công ty và tại trụ sở công ty IDT.
Cụ thể, Hải đứng ra tổ chức các cuộc hội thảo, thành lập trang mạng xã hội “hoclamgiau.vn”; Hải giới thiệu bản thân là Tiến sỹ, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh tại Liên Xô, là người có tài đầu tư, kinh doanh…
Chưa hết, Hải giới thiệu, công ty IDT do Hải là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc đang triển khai các dự án có lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng (40-50%/1 năm); cắt lãi ngay khi nộp tiền (mặc dù chưa có hoạt động kinh doanh), làm giàu từ cây “tỷ đô”… nhằm quảng bá thu hút nhiều người biết đến công ty IDT và đầu tư cho các dự án đó.
Đồng thời, Hải khuyến khích mở rộng mạng lưới huy động vốn bằng cách chi từ 2-10% tiền thưởng kết nối, môi giới cho mỗi hợp đồng mới.
Sau khi có tiền, Hải sử dụng vào mục đích cá nhân, chủ yếu dùng để trả tiền gốc và lãi cho các hợp đồng đến hạn, một phần cho các đối tác vay, chi trả cho việc kết nối, chi thưởng hoa hồng…
Tất cả các hoạt động sử dụng nguồn tiền của các nhà đầu tư Hải không thông báo cho các nhà đầu tư biết.
Hiện, số người bị hại được xác định là 508 người với số tiền chiếm đoạt là hơn 476 tỷ đồng. Tổng số tiền của các bị hại đề nghị được bồi thường theo hợp đồng thỏa thuận là hơn 594 tỷ đồng.
Thẩm phán: Tôi bị mạt sát sau khi tuyên án treo cho Nguyễn Khắc Thủy
Lường trước việc sẽ bị phản ứng, nhưng Chủ tọa tòa phúc thẩm xét xử vụ dâm ô bé gái ở Vũng Tàu đã không ... |
Vụ bác sĩ Hoàng Công Lương: Chết người mới lập biên bản giao thiết bị
Bị cáo Trần Văn Sơn khai sau khi xảy ra sự cố khiến nhiều bệnh nhân chạy thận tử vong, anh ta mới lập biên ... |
Cựu Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Hà Nội lĩnh án 12 năm tù
Trưa 16.5, sau 3 ngày xét xử và nghị án, TAND TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết với cựu Phó giám đốc Sở ... |