Mỹ vẫn là cường quốc hàng đầu trong khu vực nhưng Trung Quốc đang trên đường bắt kịp vào cuối thập kỷ này, bảng xếp hạng Chỉ số Quyền lực Châu Á cho biết.
Mỹ vẫn là cường quốc hàng đầu ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhưng đã phải chịu sự sụt giảm tương đối lớn về vị thế của mình trong khu vực trong năm qua, một phần vì mất uy tín sau đại dịch COVID-19, theo bảng xếp hạng Chỉ số Quyền lực Châu Á của Viện Lowy.
Cơ quan nghiên cứu chính sách đối ngoại có trụ sở tại Australia cho biết trong khi vị thế của Trung Quốc bị đình trệ, họ vẫn ở vị trí thứ hai và được cho là sẽ sánh ngang với Mỹ vào cuối thập kỷ này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters) |
Với việc nền kinh tế Trung Quốc được dự đoán sẽ phục hồi nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác, quốc gia này có thể giành vị trí trung tâm trong khu vực, trong khi tầm quan trọng tương đối của nền kinh tế Mỹ ở châu Á có xu hướng giảm.
Báo cáo cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã tăng cường khả năng quân sự bằng cách chi tiêu cho các loại vũ khí có thể đe dọa các căn cứ của Mỹ và đồng minh trong khu vực, nhưng nước này lại thiếu lòng tin của các nước láng giềng.
Trong khi đó, Australia là một trong số ít quốc gia đạt điểm số về sức mạnh toàn diện trong năm nay, vượt qua Hàn Quốc để trở thành quốc gia hùng mạnh thứ 6 trong khu vực, nhờ sự tăng trưởng về ảnh hưởng văn hóa khu vực và mở rộng hợp tác quốc phòng.
Việt Nam xếp thứ 12 và có xu hướng tăng điểm. Theo báo cáo của Viện Lowy, việc Việt Nam, Australia xử lý đại dịch COVID-19 “là điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện duy nhất” đã cải thiện vị thế của họ trong khu vực.
Trong khi đó, Nhật Bản, Australia, Singapore và Hàn Quốc được xếp vào nhóm có “ảnh hưởng nhiều hơn khả năng của họ” - cho thấy kỹ năng làm việc hợp tác với các quốc gia khác để theo đuổi lợi ích.
Chỉ số nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể về sự thay đổi ảnh hưởng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, xếp hạng 26 quốc gia và vùng lãnh thổ theo sức mạnh tổng thể. Bảng xếp hạng tính đến các yếu tố quyền lực cứng như khả năng quân sự và mạng lưới quốc phòng, cùng với đòn bẩy quyền lực mềm như ảnh hưởng ngoại giao và văn hóa.
Đại dịch COVID-19 thay đổi đáng kể quyền lực tương đối của các nước vào năm 2020. Sau Mỹ và Trung Quốc là Nhật Bản, Ấn Độ và Nga nằm ở vị trí tiếp theo, nhưng 3 quốc gia này cũng bị giảm điểm.
Nga đe dọa đáp trả nếu Mỹ triển khai tên lửa tại châu Á - Thái Bình Dương |
EU áp thuế 48% lên sản phẩm nhôm từ Trung Quốc |
Nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump có ý nghĩa gì với châu Á? |