Vụ tấn công bằng cung tên tại Na Uy liên quan đến chủ nghĩa khủng bố

Các vụ tấn công bằng cung tên xảy ra chiều tối 13/10 ở Kongsberg, thành phố có dân số 28.000 người ở đông nam Na Uy, cách thủ đô Oslo khoảng 68 km. Nghi phạm đã bị cảnh sát bắt sau đó. "Người này dùng cung tên để thực hiện một số vụ tấn công", cảnh sát trưởng Kongsberg Oeyvind Aas nói.

Các vụ tấn công bằng cung tên xảy ra chiều tối 13/10 ở Kongsberg, thành phố có dân số 28.000 người ở đông nam Na Uy, cách thủ đô Oslo khoảng 68 km. Nghi phạm đã bị cảnh sát bắt sau đó. "Người này dùng cung tên để thực hiện một số vụ tấn công", cảnh sát trưởng Kongsberg Oeyvind Aas nói.

Vụ tấn công tại Oslo có thể liên quan đến chủ nghĩa khủng bố

Cảnh sát được thông báo về vụ tấn công lúc 18h13 chiều 13/10, theo giờ địa phương (tức 16h13 GMT), tại thị trấn Kongsberg - cách thủ đô Oslo khoảng 80 km về phía tây. Nghi phạm bị bắt lúc 18h47. Hiện vẫn chưa rõ động cơ của vụ tấn công, diễn ra tại một số địa điểm ở trung tâm thị trấn Kongsberg, nhưng cảnh sát cho biết không thể loại trừ sự việc liên quan tới chủ nghĩa khủng bố, theo AFP.

Oyvind Aas nói rằng ông có thể xác nhận rằng 5 người đã chết trong vụ việc. Hai người bị thương đang được chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện, tính mạng của họ dường như đã thoát khỏi nguy hiểm, ông nói trong một cuộc họp báo.

Một trong hai người bị thương là sĩ quan cảnh sát làm nhiệm vụ đang ở trong một cửa hàng, một trong những nơi bị tấn công.

Đây được xem là loạt vụ tấn công tồi tệ nhất ở Na Uy kể từ năm 2011, khi phần tử cực đoan Anders Behring Breivik giết chết 77 người, phần lớn là thanh thiếu niên, ở một trại hè trên đảo Utoeya.

Đây là vụ tấn công tồi tệ nhất mà Na Uy phải chịu sau vụ thảm sát của Anders Brevik năm 2011

Cảnh sát đang điều tra liệu nghi phạm có sử dụng các vũ khí khác để tấn công và đây có phải hành động khủng bố hay không. Điều tra sơ bộ cho thấy nghi phạm thực hiện các vụ tấn công một mình.

"Những thông tin từ Kongsberg thật kinh hoàng. Tôi hiểu rằng nhiều người đã sợ hãi, nhưng quan trọng là sự việc đã được kiểm soát", quyền Thủ tướng Na Uy Erna Solberg nói vào ngày cuối cùng tại vị, "Vụ tấn công này khiến chúng tôi rúng động". Vào ngày 14/10, bà Erna Solberg sẽ trao lại chính quyền cho thủ tướng đắc cử của Công đảng Jonas Gahr Store.

Những vụ giết người hàng loạt rất hiếm khi xảy ra ở Na Uy. Cuộc tàn sát tồi tệ nhất trong thời bình ở nước này là vào ngày 22/7/2011, khi sát thủ cánh hữu cực đoan có tên Anders Breivik đặt bom ở thủ đô Oslo, giết chết 8 người. Sau đó, Breivik tới đến đảo Utoya và giết hại 69 nạn nhân khác.

Thủ phạm trong vụ tấn công chấn động này đã bị kết án 21 năm tù, mức tối đa theo luật Na Uy, nhưng thời gian giam giữ có thể được gia hạn nếu Breivik tiếp tục bị coi là một mối nguy hiểm cho xã hội.

PV (t/h)

Đánh bom liều chết - Chiến lược tàn bạo của các tổ chức khủng bố Đánh bom liều chết - Chiến lược tàn bạo của các tổ chức khủng bố
Tướng Mỹ cảnh báo al-Qaeda có thể tấn công Mỹ trong 2 năm tới Tướng Mỹ cảnh báo al-Qaeda có thể tấn công Mỹ trong 2 năm tới
/ Nghề nghiệp & Cuộc sống