Vụ “bốc hơi” hàng trăm tỉ đồng trong sổ tiết kiệm: Các chuẩn mực trong giao dịch ngân hàng bị xem nhẹ

Câu chuyện chấn động về nữ đại gia thuỷ sản Chu Thị Bình mất sạch 301 tỉ đồng trong sổ tiết kiệm gửi tại Eximbank là ví dụ điển hình về rủi ro trong “chính sách đặc biệt” chăm sóc khách VIP của các ngân hàng thường mại (NHTM) hiện nay.

vu boc hoi hang tram ti dong trong so tiet kiem cac chuan muc trong giao dich ngan hang bi xem nhe

Vì tin tưởng vào vị Phó Giám đốc EximBank Chi nhánh TPHCM, bà Chu Thị Bình đã bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm lên tới 301 tỉ đồng. Ảnh minh họa: PV

Cán bộ ngân hàng bất chấp các quy định chuẩn mực trong giao dịch, khách hàng đồng ý kí giấy tờ khống và giao dịch tại nhà… là kẽ hở để nhân viên ngân hàng giao sổ tiết kiệm giả mạo, hoặc không đưa tiền về kho quỹ, không nhập số liệu lên hệ thống.

Khách VIP có quyền “chảnh” bỏ qua quy định?

Giám đốc chi nhánh một NHTMCP cho rằng, trong vụ mất tiền tại Eximbank và những câu chuyện tương tự đã xảy ra, đều bắt nguồn từ nguyên nhân phớt lờ, xem thường các chuẩn mực trong hoạt động giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Sự phớt lờ đến từ cả 2 phía ngân hàng và khách hàng. Với ngân hàng là do chiều khách VIP, người đem lại doanh thu lớn cho ngân hàng và nỗi lo sợ nếu không chiều thì VIP bỏ đi. Phía khách hàng thì tin tưởng vào nhân viên ngân hàng. Đó là điều kiện cần và đủ để rủi ro xảy ra khi lòng tham xuất hiện.

“Không chỉ ngân hàng phải tuân thủ các chuẩn mực, mà với tư cách/trách nhiệm là 1 chủ thể trong giao dịch thì khách hàng cũng cần hiểu và tuân thủ các chuẩn mực trong giao dịch với ngân hàng” - vị lãnh đạo này nói. Theo TS Luật sư Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng TPHCM: “Theo quy trình giao dịch tại nhà, thường ngân hàng phải cử từ 2 đến 3 nhân viên trở lên. Tuy nhiên, trong vụ Eximbank, bà Bình không muốn tiếp xúc với người khác ngoài ông Hưng (Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Eximbank TPHCM). Đây là kẽ hở để ông Hưng lợi dụng chiếm đoạt tiền”.

Trước đó, vào đầu năm 2017, vụ việc khách hàng Nguyễn Bạch Mai (Hà Nội) khiếu nại Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) do khoản tiền gần 9 tỉ đồng gửi tại Phòng giao dịch số 14 của ngân hàng này đã bị rút sạch. Lỗi của bà Bạch Mai là đã tự nguyện kí vào các giấy tờ tất toán sổ tiết kiệm và giao tiền cho bà Hà (trưởng phòng giao dịch) để hưởng lãi suất cao. Tuy nhiên, lỗi về phía NCB không quản lý tốt để nhân viên lừa đảo khách hàng, sử dụng con dấu của phòng giao dịch khống để đóng trên bảng kê.

Tháng 9.2016, vụ việc bà Ngô Phương Anh (Đà Lạt) gửi đơn tố cáo vì bị chiếm đoạt 32 tỉ đồng trong sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) gây xôn xao dư luận. Cuối năm 2016, khách hàng Trần Thị Thanh Phúc (Hà Nội) phản ánh mất sạch 4 tỉ đồng trong tài khoản của NHTMCP Sài Gòn (SCB).

Như vậy, có thể thấy lỗi đến từ cả khách hàng lẫn ngân hàng.

Tránh rủi ro khi gửi tiết kiệm

“Dù là khách hàng VIP cũng không nên chủ quan, tin tưởng tuyệt đối vào 1 cán bộ ngân hàng nào để tránh rủi ro. Rủi ro lớn nhất vẫn là con người, mà con người thì khó kiểm soát nhất, dù có hàng loạt quy định văn bản” - ông Bùi Quang Tín nói.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc chi nhánh một NHTMCP ở Đồng Tháp - cho biết: “Các ngân hàng cần phải công khai các quy định, thủ tục, thể lệ trong hoạt động, giao dịch và bản thân khách hàng cũng có trách nhiệm tìm hiểu kĩ các thủ tục quy định này”.

Để tránh những rủi ro không đáng tiếc, khách hàng nên đến giao dịch trực tiếp tại quầy, mọi hoạt động sẽ được ghi lại trên camera an ninh tại ngân hàng để làm bằng chứng đối chiếu sau này. Nên thường xuyên kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi định kỳ, sử dụng tin nhắn báo biến động số dư tài khoản về điện thoại di động để nhanh chóng phát hiện những biến động số dư bất thường. Khi thấy có giao dịch rút tiền bất thường, khách hàng lập tức phải liên hệ với ngân hàng để kiểm tra. Khách hàng tuyệt đối không ký khống chứng từ hay kí tên vào tờ giấy trắng. Có thể nhân viên ngân hàng sẽ lợi dụng lòng tin của khách hàng thể điền thông tin vào đó nhằm chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng.

Ngày 24.2.2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) yêu cầu nghiêm túc triển khai, thực hiện việc đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm tại các TCTD. Trong đó, NHNN yêu cầu các TCTD rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ đảm bảo ban hành đầy đủ các quy định nội bộ theo đúng quy định của pháp luật về giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm. Tăng cường công tác tự kiểm tra (nhất là kiểm tra chéo), kiểm soát, luân chuyển cán bộ làm công tác giao dịch về tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm nhằm ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, quy trình, quy định nội bộ của TCTD.

vu boc hoi hang tram ti dong trong so tiet kiem cac chuan muc trong giao dich ngan hang bi xem nhe Khách hàng mất 245 tỷ, Eximbank cũng ‘bốc hơi’ hơn 700 tỷ vốn hóa

Lùm xùm mất tiền của khách hàng đã chấm dứt đà tăng giá 5 phiên liên tiếp của cổ phiếu EIB, nhà băng này đã ...

vu boc hoi hang tram ti dong trong so tiet kiem cac chuan muc trong giao dich ngan hang bi xem nhe Đau đáu đợi vốn ưu đãi nhà ở xã hội

Đến hết năm 2017, vẫn chưa hề có dư nợ tín dụng về nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội dù ...

vu boc hoi hang tram ti dong trong so tiet kiem cac chuan muc trong giao dich ngan hang bi xem nhe Phòng giao dịch ngân hàng VPBank ở Quảng Bình bốc cháy dữ dội trong đêm

Vụ cháy lớn thiêu rụi 2 tầng của phòng giao dịch ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) ở TP Đồng ...

vu boc hoi hang tram ti dong trong so tiet kiem cac chuan muc trong giao dich ngan hang bi xem nhe Lợi nhuận tập đoàn của ông Buffett tăng 29 tỉ USD nhờ luật cải cách thuế

Tỉ phú Mỹ Warren Buffett tiết lộ lợi nhuận của tập đoàn ông đã tăng mạnh thêm 29 tỉ USD theo sau công cuộc cải ...

/ https://laodong.vn