Nếu xử lý tội buôn lậu sẽ không đảm bảo xử lý đúng bản chất hành vi phạm tội và có dấu hiệu nương nhẹ hành vi rất nguy hiểm xảy ra.
Đủ căn cứ xử lý hình sự bán hàng giả
Vấn đề thuốc H-Capita mà Công ty VN Pharma nhập về trong nước là thuốc giả hay thuốc kém chất lượng đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến, xét về góc độ chuyên ngành, Bộ Y tế khẳng định thuốc H-Capita không phải là thuốc giả (đối chiếu với khoản 24 Luật Dược 2005). Tuy nhiên nhiều người vẫn bày tỏ băn khoăn trước lời giải thích trên.
Trao đổi với Đất Việt, LS Lê Cao (đoàn LS Đà Nẵng) cho rằng cần phải nhìn nhận, đánh giá một cách cụ thể sự việc trên.
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng tại tòa. Ảnh: TTO |
Theo LS Cao, trong Bộ luật hình sự 1999 (BLHS), sửa đổi năm 2009 đang có hiệu lực và được áp dụng hiện hành, có một tội danh theo Điều 157 là tội buôn bán hàng giả (thuốc chữa bệnh, phòng bệnh).
Tội danh này, theo mức chế tài hình phạt thì có chế tài nặng hơn so với tội buôn lậu theo Điều 153. Khi sửa đổi bổ sung năm 2009, BLHS đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội buôn lậu, trong khi đối với tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh thì mức án cao nhất vẫn là tử hình.
Đối chiếu với Luật dược học, LS Lê Cao cho biết có nhiều điểm cần phải lưu ý và làm rõ để giải thích băn khoăn của dư luận.
Cụ thể, tại khoản 24, Điều 2 Luật dược năm 2005, thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau đây: Không có dược chất; Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký; Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn; Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác.
Trong khi đó, Luật dược năm 2016 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, quy định thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây: Không có dược chất, dược liệu; Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu.
Ngoài ra có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu...
“Kết luận của Bộ Y tế về 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet nêu: Lô thuốc chứa 97% hoạt chất Capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Nếu cơ quan điều tra căn cứ vào các giám định và các kết luận khác nữa để khẳng định là thuốc giả thì sẽ có đủ cơ sở để xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 157 BLHS.
Trong khi đó, đối với tội buôn lậu theo Điều 153 BLHS thì vấn đề cốt lõi không phải ở chất lượng hay giá trị hàng hóa mà ở chuyện có trái phép hay không trái phép qua biên giới.
Với hành vi này thì sự nguy hại cho xã hội được đánh giá ở một mức thấp hơn so với hành vi buôn bán thuốc chữa bệnh giả do đó chế tài đã được pháp luật hình sự điều chỉnh nhẹ hơn”, LS Lê Cao nhấn mạnh.
Trong vụ việc này, LS Lê Cao nhận định, có thông tin cho thấy việc nhập khẩu thuốc còn được thẩm định và cho phép nhập khẩu, do đó yếu tố “trái phép qua biên giới” có thể không phản ánh bản chất của vụ việc. Một khi được phép nhập khẩu nhưng lại gian dối nhập về hàng hóa giả, thì bản chất không còn là chuyện buôn bán trái phép qua biên giới nữa.
“Ngay cả các hành vi làm giả giấy tờ để nhập hàng giả về cũng có các yếu tố giả mạo phục vụ cho mục đích nhập thuốc kém chất lượng về Việt Nam, đó không thể xem là yếu tố “trái phép” để dễ dàng kết tội buôn lậu”, LS Lê Cao khẳng định.
Có dấu hiệu nương nhẹ
Theo LS Lê Cao, một hành vi phạm tội chỉ được xử lý một lần với một tội danh. Do đó đối với vụ việc của VN Pharma, cần xem xét áp dụng pháp luật một cách cẩn trọng để xét xử đúng người đúng tội, đảm bảo sự công bằng.
Cả tội buôn lậu hay buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, về mặt cấu thành đều là hành vi buôn bán hàng hóa trái pháp luật hình sự, trong đó Điều 157 phải xác định đó là hàng giả, Điều 153 thì không phân biệt thật giả mà điều quan tâm là có dấu hiệu buôn bán trái phép qua biên giới.
“Khi áp dụng luật cần xác định bản chất của vụ việc xem hành vi vi phạm pháp luật thực chất là đang xâm phạm vào khách thể nào mà pháp luật hình sự đang bảo vệ.
Rõ ràng, ở đây phải thấy việc giả mạo giấy tờ để cố đưa một lượng thuốc chữa ung thư không đúng chất lượng, được xác định đánh giá là hàng giả vào VN thì khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ trong trường hợp này gần nhất, cấp bách nhất là những người bệnh sẽ phải dùng các loại thuốc giả này, là tính mạng và sức khỏe của người dân sẽ phải dùng nó, đó là điều quan trọng bức thiết hơn quy cũ phép tắc về sự hợp pháp của thủ tục buôn bán.
Nếu xử lý tội buôn lậu rõ ràng sẽ không đảm bảo xử lý đúng bản chất hành vi phạm tội và có dấu hiệu nương nhẹ cho hành vi rất nguy hiểm đã xảy ra”, LS Lê Cao nhấn mạnh.
"H-Capita không phải thuốc giả" Đó là khẳng đinh của Thứ trưởng Y tế Nguyễn Việt Tiến tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8. Ông đưa ra một số dẫn chứng, bao gồm việc thuốc H-Capita có dược chất Capecitabine trong khi theo Luật Dược năm 2005, định nghĩa thuốc giả là không có dược chất. Ngoài ra, dược chất này có hàm lượng kết quả giám định là 97,5%, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép là không thấp hơn 93% và không lớn hơn 105%. “Thuốc H-Capita không thuộc một trong những quy định thuộc khoản 24, Luật Dược 2005. Do đó, H-Capita không phải là thuốc giả”, ông Tiến nhấn mạnh. |
(http://baodatviet.vn/phap-luat/phap-dinh/vn-pharma-nhap-h-capita-khong-phai-thuoc-gia-hoi-nguoc-thu-truong-3342207/)
Quy trình bổ nhiệm Cục trưởng Cục quản lý Dược lên Thứ trưởng rất chặt
Nói về việc bổ nhiệm Cục trưởng Cục quản lý Dược lên Thứ trướng khi vụ VN Pharma đang diễn ra, nguyên Thứ trưởng Bộ ... |
VN Pharma: Lợi ích nhóm thao túng dịch vụ y tế
Liên quan đến đấu thầu thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh, dư luận cho rằng “con voi ở trong phòng” lớn đến nỗi ... |
Chủ tịch VN Pharma đặt tên thuốc ung thư H-Capita với nghĩa \'Hùng thủ lĩnh\'?
Thuốc trị ung thư H-Capita mà VN Pharma nhập về chưa từng tồn tại ở Canada, một nguồn tin cho rằng, H-Capita là cái tên ... |