Vietnam Airlines tố việc niêm yết giá vé máy bay: Chỉ được gọi là cơm khi nấu bằng gạo Việt Nam!

TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế, người đã nhiều năm làm việc trong cơ quan chuyên nghiên cứu về giá của Bộ Tài chính đã thẳng thắn ví von như vậy về đề xuất đang gây ồn ào dư luận của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) liên quan đến việc niêm yết giá vé máy bay.

vietnam airlines to viec niem yet gia ve may bay chi duoc goi la com khi nau bang gao viet nam

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh

Thưa ông, dư luận đang quan tâm việc Vietnam Airlines vừa có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu các hãng hàng không trong nước phải niêm yết giá vé như Vietnam Airlines đang áp dụng. Là chuyên gia về giá, ý kiến của ông ra sao về vấn đề này?

Tôi được biết trong lĩnh vực hàng không thì cả ở Việt Nam và thế giới đều có 2 hình thức niêm yết giá được sử dụng phổ biến. Đó là niêm yết tổng số tiền hành khách phải trả đã bao gồm thuế phí, dịch vụ (gross fare) và niêm yết giá gốc (net fare, chưa bao gồm thuế phí) và thể hiện công khai tiền thuế, các khoản dịch vụ và tổng tiền mà khách hàng phải trả trước khi quyết định mua.

Cả hai hình thức trên đều phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế vì vậy các hãng hàng không có thể lựa chọn hình thức niêm yết giá phù hợp với mô hình hoạt động của mình. Niêm yết gross fare thường được các hãng hàng không truyền thống sử dụng, ở Việt Nam có Vietnam Airlines và Vassco niêm yết Gross Fare.

Các hãng hàng không chi phí thấp và thế hệ mới thì thường chọn niêm yết Net fare là mức giá thực chất mà các hãng hàng không được nhận, các khoản thuế phải trả cho nhà nước (như thuế VAT), phí và dịch vụ trả cho bên thứ 3 (ví dụ như phí sân bay trả cho sân bay). Tuy tách riêng nhưng cũng được niêm yết khi khách hàng lựa chọn mức giá cụ thể đề tính thuế phí tương ứng.

Hãng hàng không nào áp dụng niêm yết giá theo hình thức Net fare? Và cách này có minh bạch?

Trên thế giới có rất nhiều hãng hàng không niêm yết Net fare, tại châu Á, các hãng hàng không lớn như Jestar của Úc, Tiger Air, một số hãng hàng không của Nhật Bản, Hàn Quốc… đều niêm yết Net fare.

Tại Việt Nam, Jetstar Pacific của Việt Nam Airlines, Bamboo Ariways và Vietjet cũng niêm yết Net fare.

Nghị định 177/2013 quy định giá niêm yết là đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có). Tuy nhiên, cần hiểu việc niêm yết đó là sau khi khách hàng đã chọn xong sản phẩm với các dịch vụ đi kèm. Như vé máy bay là sau khi khách đã chọn vé có bao gồm một số tiện ích, dịch vụ như: chọn trước ghế ngồi hay suất ăn...

Dù hãng chọn hình thức niêm yết giá vé nào thì các khoản thuế, phí và dịch vụ đều được thể hiện minh bạch trước khi khách hàng quyết định mua vé.

Niêm yết giá có thuế phí hay không là quyền của doanh nghiệp, miễn là ghi rõ giá niêm yết là giá nào.

Đòi hỏi của Vietnam Airlines là vô lý, giống như chỉ được gọi là cơm chỉ khi nấu bằng gạo Việt Nam vậy!

Theo ông, nếu tư duy 'ao làng' về niêm yết như vậy thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Mỗi đề xuất công khai đều cần nghiên cứu một cách thấu đáo, có cơ sở pháp lý và thực tiễn. Kiểu đề xuất tùy hứng như vậy chỉ làm cho hình ảnh của bên đề xuất xấu đi, gây ồn ào không đáng có cho xã hội và mất thời gian của cơ quan quản lý.

Nền kinh tế nước ta đã hội nhập rất sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới với hàng loạt hiệp định song phương và đa phương đã được ký kết, thực thi. Gần đây nhất là Hiệp định

Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Việt Nam và các quốc gia ký kết, thông qua. Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia mà đề xuất, hành xử như vậy thì đúng là tư duy rất ‘ao làng’!

Niêm yết theo cách Net fare nói trên có phải là cạnh tranh không lành mạnh?

Cạnh tranh không lành mạnh đã được qui định trong Luật cạnh tranh, chống độc quyền. Theo đó việc niêm yết giá bao gồm cả thuế phí hay không là hoàn toàn bình thường.

Niêm yết Net fare không vi phạm qui định về cạnh tranh không lành mạnh, cả về qui định pháp lý cũng như thông lệ và tập quán.

Vậy cơ quan quản lý nhà nước có cần phải 'ra tay' phân xử hoặc hướng dẫn gì thêm về đề nghị đang gây ồn ào của Vietnam Airlines hay không, thưa ông?

Tôi nghĩ cơ quan quản lý về giá và Cục quản lý cạnh tranh có nhiều việc quan trọng để làm.

Cơ quan quản lý không thể mất thời gian để xử lý những đề xuất vu vơ, không có căn cứ kiểu như vậy được.

Xin cảm ơn ông!

Theo nguồn tin của PV Dân Việt, nhằm cạnh tranh, phát triển công bằng giữa các hãng hàng không, thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật khi bán vé máy bay cho hành khách, hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines vừa có văn bản gửi tới Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) "tố" nhiều hãng hàng không niêm yết giá vé không đúng quy định khi không bao gồm thuế, dễ gây hiểu nhầm cho khách hàng..

Đáng chú ý, hãng hàng không Jetstar Pacific - đơn vị mà Vietnam Airlines đang nắm quyền chi phối cũng niêm yết giá vé tương tự như các hãng hàng không khác lại không được Vietnam Airlines nhắc tới.

vietnam airlines to viec niem yet gia ve may bay chi duoc goi la com khi nau bang gao viet nam Cùng Vietjet vui Tết đoàn viên với giá siêu khuyến mãi chỉ từ 2 ngàn đồng
vietnam airlines to viec niem yet gia ve may bay chi duoc goi la com khi nau bang gao viet nam Hàng không đồng loạt tung khuyến mãi tháng 8
vietnam airlines to viec niem yet gia ve may bay chi duoc goi la com khi nau bang gao viet nam Bay đi chờ chi cùng Vietjet với hàng triệu vé quốc tế từ 0 đồng
vietnam airlines to viec niem yet gia ve may bay chi duoc goi la com khi nau bang gao viet nam Săn vé '0 đồng' cả ngày thứ 6 hàng tuần dành riêng cho VietjetSky Club
vietnam airlines to viec niem yet gia ve may bay chi duoc goi la com khi nau bang gao viet nam Vietjet khai trương đường bay TP.HCM - Tokyo
vietnam airlines to viec niem yet gia ve may bay chi duoc goi la com khi nau bang gao viet nam Bay khắp châu Á với vé máy bay chỉ từ 0 đồng
/ m.danviet.vn