Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Bước ngoặt TPP

Gia nhập TPP có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam và được coi là bước ngoặt khi chúng ta gia nhập FTA thế hệ mới.

FTA thế hệ mới là chuẩn mực để quản lý thương mại toàn cầu

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nhận định, tham gia các Hiệp định mậu dịch tư do (MDTD) thế hệ mới hay còn gọi là Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) của thế kỷ 21, là chuẩn mực để quản lý nền thương mại toàn cầu trong nền kinh tế đương đại.

Hợp tác quan trọng nhất theo ông Tuyển đó là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước đã ký ngày 4/2/2016 nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp định này.

11 nước còn lại đã thể hiện quyết tâm đưa hiệp định vào thực thi nhưng phải đên Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 này TPP-11 mới thật sự định hình. FTA Việt Nam-EU đã kết thúc đàm phán tháng 12/2015 và đang trong giai đoạn rà soát pháp lý để tiến tới ký kết.

Theo thống kê của ông Trương Đình Tuyển, đến thời điểm này, cùng với việc gia nhập WTO, không tính TPP, Việt Nam đã tham gia vào 11 hiệp định mậu dịch tự do song phương và khu vực đang có hiệu lực hoặc đã kết thúc đàm phán.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại

Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán Hiệp định MDTD với Hiệp hội MDTD Châu Âu gồm: Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland và Leixtantein và Hiệp định MDTDO ASEAN+6 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và Newzealand). Hiệp định RCEP đang khởi động đàm phán FTA với Israel, Hồng Kong (Trung Quốc).

“Việt Nam là nước tham gia nhiều hiệp định MDTD thuộc loại hàng đầu thế giới và Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn”, ông Tuyển nhấn mạnh.

Đặc biệt, tham gia hiệp định FTA thế hệ mới vào thời điểm này, ông Tuyển cho rằng Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn, có công nghệ nguồn.

Cùng với đó là khả năng mở rộng xuất khẩu, không chỉ xuất khẩu hàng công nghiệp mà còn có thể tăng xuất khẩu nông sản (bao gồm lâm sản thủy sản) và nông sản chế biến; trong đó, nhiều mặt hàng thuộc nhóm này sẽ được các nước đưa thuế nhập khẩu về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Ngoài ra, FTA thế hệ mới còn tạo thế cân bằng mới trong quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước; tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới; tăng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và tạo dựng khuôn khổ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.

“FTA thế hệ mới còn nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, nhất là vị thể trong một khu vực, rất nhạy cảm và quan trọng, nơi đang diễn ra cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn như khu vực Đông Nam Á”, ông Tuyển nhấn mạnh.

Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách

Theo ông Tuyển, trên thế giới có hai xu hướng đối nghịch nhau. Xu hướng biệt lập, thực thi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, tiêu biểu cho xu hướng này là Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Donald Trump và xu hướng thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư. Lực lượng đầu tàu cho xu hướng này gần đây là Nhật Bản và Trung Quốc và kéo theo hầu hết các quốc gia dân tộc.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại thừa nhận, toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại đang là xu thế tất yếu do sự phát triển của lực lượng sản xuất-kết quả của cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.

Chủ nghĩa bảo hộ chỉ là một hiện tượng nhất thời, ngắn hạn. Vì vậy phải tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế như nghị quyết của Đảng.

Để hội nhập thành công, ông Tuyển cho rằng Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách, coi nội lực là yếu tố quyết định, ngoại lực là quan trọng. Cải cách để khơi dậy và phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực.

“Đặc biệt chúng ta phải lấy lợi ích của đất nước là mục tiêu trên hết và trước hết, là tiêu chí quyết định trong việc lựa chon tham gia vào các định chế hội nhập.

Hội nhập mở ra cơ hội nhưng cũng đặt ra thách thức. Và trong thách thức luôn tiềm ẩn những cơ hội”, ông Tuyển nói.

Ông Trương Đình Tuyển thừa nhận, TPP không có Hoa Kỳ sẽ làm giảm lợi ích của Việt Nam vì đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta, làm mất cân bằng trong cam kết của theo Hiệp định có Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông Tuyển cho rằng TPP 11 vẫn mang lại những cơ hội nhất định cho Việt Nam do có Nhật Bản, có thị trường Canada và 3 nước Mỹ latinh.

“Chúng ta có thể tham gia TPP 11 nhưng cần điều chỉnh một số nội dung cam kết. Trường hợp TPP11 được mở rộng cho các nước khác, chẳng hạn như Trung Quốc cần xem xét dòng thương mại sẽ dịch chuyển thế nào để thấy được gì, mất gì?”, ông Tuyển cảnh báo.

Đối với Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) giữa 10 nước ASEAN với 6 nước đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand), ông Tuyển tin tưởng sẽ tạo ra dòng dịch chuyển thương mại từ Việt Nam đến Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Newzealand sang Trung Quốc. Tuy nhiên mức độ dịch chuyển đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu hàng hóa và khả năng cạnh tranh.

“Mặc dầu vậy ta cũng không thể từ chối tham gia. Hơn nữa, trong thách thức cũng luôn ẩn chứa những cơ hội. Có đối đầu với thách thức mới biết ta là thế nào và có thể làm được những gì”, ông Tuyển khẳng định.

(http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/viet-nam-tham-gia-fta-the-he-moi-buoc-ngoat-tpp-3342976/)

Doanh nghiệp Việt đáp trả khi bị chê thua Lào, Campuchia

Khoảng 23% doanh nghiệp Việt Nam tuyên bố đã giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ mới hoặc được cải thiện đáng kể trong vòng ...

Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Nỗi lo rất lớn

Khi tham gia FTA thế hệ mới, Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh quyết liệt của mọi quốc gia, với nguy cơ tụt ...

\'Việt Nam thuộc nhóm tham gia nhiều FAT nhất thế giới\'

“Việt Nam là nước tham gia nhiều hiệp định mậu dịch thương mại thuộc loại hàng đầu thế giới”, chuyên gia Trương Đình Tuyển nói.

/ Theo Hà Hoàng/Báo Đất việt